Chế độ ăn cho bệnh nhân mắc bệnh Gout

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric, có thể khởi phát cơn đau cấp khi ăn bữa ăn nhiều đạm. Vậy người bị Gout nên có chế độ ăn như thế nào cho hợp lý

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Chế độ ăn cho bệnh nhân mắc bệnh Gout
Chế độ ăn cho bệnh nhân mắc bệnh Gout

Bệnh Gout là gì?

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa do nồng độ acid uric trong máu tăng cao làm lắng đọng các tinh thể urat hoặc lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp gây biểu hiện đau, lâu dần dẫn đến biến dạng khớp và cứng khớp. Nếu các tinh thể urat lắng đọng tại thận sẽ gây bệnh thận như viêm thận kẽ, sỏi thận. Tuy nhiên hiện nay khi nghe đến Gout nhiều người chỉ nghĩ đến biến chứng tại khớp với các triệu chứng xuất hiện trong đợt cấp gồm sưng, nóng, đỏ, đau các khớp, đặc biệt là khớp đốt bàn và ngón chân cái. Khi xét nghiệm máu chỉ số acid uric tăng cao. Những người bị Gout cũng cần phải phòng tránh các biến chứng tại thận và một số bệnh lý nội khoa khác.

Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout là gì?

Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị Gout như yếu tố gia đình, thừa cân, béo phì, người nghiện rượu, cà phê. Bên cạnh đó có những yếu tố làm khởi phát đợt cấp, gây đau cho bệnh nhân như ăn nhiều thực phẩm có chứa nhân purin, sử dụng thuốc lợi tiểu. Do đó, bệnh nhân Gout cần có chế độ ăn hợp lý để hạn chế các cơn Gout cấp và hạn chế biến chứng thận.

Chế độ ăn cho người bị Gout

Ăn uống không hợp lý làm thúc đẩy cho Gout xuất hiện và làm cho bệnh khởi phát đợt cấp. Khi ăn các loại thức ăn nhiều nhân Purin như các loại thịt đỏ, hải sản, dạ dày, lòng lợn nhiều bệnh nhân bị khởi phát bệnh làm khớp đau dữ dội và không đi lại được. Do đó một nguyên khi ăn uống của các bệnh nhân bị Gout hoặc người có nguy cơ cao bị Gout là cần hạn chế các loại thực phẩm nhiều nhân purin. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo lượng đạm cho cơ thể, đảm bảo cung cấp được 12-15% đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày, tỷ lệ chất béo đạt 18-20% khẩu phần ăn hàng ngày. Để làm được điều đó thì những người bị Gout khi bổ sung đạm nên ăn những loại thịt có màu trắng như cá sông, lườn gà, thịt lợn thay vì các loại thịt đỏ, không ăn các loại nội tạng động vật. Với những loại thịt trắng thì cũng chỉ nên ăn 2-3 bữa mỗi tuần. Nên bổ sung protein từ những sản phẩm ít nhân purin như các loại ngũ cốc, các loại hạt, bỡ, trứng, sữa, rau quả. Tinh bột và các thực phẩm giàu carbohydrate chứa một lượng purin an toàn, giúp làm giảm acid uric và giúp hòa tan được acid uric trong nước tiểu để đào thải ra ngoài nên người bị Gout có thể ăn nhiều các loại thực phẩm này hơn người bình thường một chút như gạo, mỳ, ngũ cốc, phở…Bên cạnh đó người bị Gout cũng cần hạn chế ăn các loại rau quả chua vì nó làm tăng thêm acid uric trong máu.

Chế độ ăn cho người bị Gout

Chế độ ăn cho người bị Gout

Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo lượng vitamin C cung cấp cho cơ thể mỗi ngày đạt 500-1000 mg. Nên uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric, hạn chế nguy cơ hình thái sỏi urat tại thận nếu có thể nên uống nước khoáng kiềm. Người bị béo phì cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện Gout, do đó cần kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, nhưng không nên quá kiêng khem làm bệnh nhân bị suy dinh dưỡng. Người bị Gout nên thay thế các loại mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng…khi chế biến cũng nên hấp hoặc luộc thức ăn thay vì sử dụng các món chiên, xào. Khi luộc hoặc hầm thịt thì nên hạn chế ăn phần nước vì có nhiều purin trong phần này. Với các loại rau quả nhìn chung là nên ăn để tăng cường chất xơ và vitamin, đặc biệt là các loại rau quả giúp đào thải acid uric như cherry, dâu tây, cam và hạn chế các loại quả chua, quả lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ, rau bina..

Nguồn: benhlyxuongkhop.net/

 

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới