- Vì sao nguy cơ loãng xương ở phụ nữ ngày càng gia tăng?
- Tìm hiểu thông tin về bệnh xơ cứng bì
- 5 bệnh răng miệng thường gặp nhất hiện nay
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị còn có tên gọi khác là viêm tuyến nước bọt mang tai. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Mumps virus, thuộc họ Paramyxoviridae. Virus quai bị thường lây truyền qua đường hô hấp như ho và hắt hơi.
Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân. Bệnh quai bị gặp nhiều đối tượng, xuất hiện ở nơi đông người và thường gặp ở lứa tuổi học đường. Bệnh nhân đã bị quai bị có khả năng tái miễn đối với loại virus này, ít có khả ăng tái phát.
Dấu hiệu nhận biết quai bị
Triệu chứng của bệnh nhân quai bị dễ nhận thấy nhất là sưng phù vùng mang tai. Ngoài ra bệnh nhân còn có các biểu hiện như sốt cao; đau đầu; chán ăn; đau nhức các khớp xương.
Khi bác sĩ thăm khám sẽ dễ thấy tuyến nước bọt mang tai sưng to lan rộng ra các vùng xung quanh như vùng trước tai, mỏm chum và dưới hàm. Bệnh nhân thường sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên. Ngoài những tổn thường ở tuyến nước bọt, virut quai bị còn làm tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt gây viêm tinh hoàn, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm não, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp, thậm chí là ảnh hưởng tới các bệnh lý nội khoa khác. Tuy các tổn thương thường có triệu chứng không rõ ràng và thường lành tính. Để tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra, cha mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh quai bị cho trẻ và nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu về bệnh.
Điều trị bệnh quai bị như thế nào?
Điều trị bệnh quai bị như thế nào?
Bệnh quai bị chưa tìm ra thuốc đặc trị. Hiện nay, việc điều trị bệnh tập trung vào giảm bớt nhiễm trùng gây ra và thường hết trong vòng vài tuần.
Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự kê đơn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên cho người bệnh như:
- Nên uống nhiều nước, tránh hiện tượng mất nước làm tăng nguy cơ của bệnh.
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức và sốt cao không giảm.
- Nên chườm mát cho tuyến nước bọt bớt sưng.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có chất kích thích, chứa cồn và thực phẩm có tính axit.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, chỉ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp… để tránh va chạm vào những vết sưng.
- Nên nghỉ ngơi nhiều, tinh thần thoải mái, không căng thẳng.
- Để bệnh nhân cách ly với bên ngoài 10-15 ngày tránh lây nhiễm.
- Thường xuyên quan sát những biểu hiện ở người bệnh, khi thấy có biểu hiện choáng váng, nôn mửa thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị
– Một trong các biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả nhất là tiêm phòng vacxin. Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên có thể đi tiêm phòng quai bị, khi đó trẻ sẽ có khả năng miễn dịch với virus quai bị. Trong trường hợp có tiếp xúc với người bị quai bị thì nên đi tiêm vacxin phòng quai bị trong 72 giờ sau khi tiếp xúc để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh.
– Lưu ý khi tiếp xúc với người bị quai bị nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh.
-Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh xung quanh môi trường sống, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.
– Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net