Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp đặc trưng bởi hiện tượng đĩa đệm cột sống bị xê dịch khỏi vị trí bình thường, Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi có tác tác nhân sang chấn hoặc nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách hoặc có biểu hiện đau về thần kinh.
- 2 bài thuốc Đông Y là “khắc tinh” của chứng bệnh Thoát vị đĩa đệm
- 6 nguyên nhân điển hình gây thoát vị đĩa đệm cột sống thường gặp
- Nguyên nhân và dấu hiệu của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng hiệu quả
Bạn hiểu gì về Thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm hầu như không thể điều trị khỏi triệt để, việc sử dụng thuốc trong điều trị chứng bệnh này cũng không phải là giải pháp lâu dài, bởi chúng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như suy gan, suy thận,…đặc biệt khi bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau. Vậy điều trị Thoát vị đĩa đệm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Theo các chuyên gia Y tế đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur việc điều trị Thoát vị đĩa đệm sẽ được ưu tiên sử dụng phương pháp Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng. Bởi chúng có nhiều ưu điểm như hiệu quả lâu dài, an toàn và không gây tác dụng phụ, Bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh mà không gây hại cho cơ quan khác.
Với phương pháp này các Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ cho bệnh nhân sử dụng những bài tập có tác dụng kéo giãn cột sống. Tùy vào mức độ bệnh tật của bệnh nhân, cũng như mức độ đau (cấp tính hoặc mãn tính) mà các Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ cho bệnh nhân kéo giãn cột sống ngắt quãng hoặc liên tục.
Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh
Điều trị giảm đau do thoát vị đĩa đệm trong vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ sử dụng các biện pháp bao gồm có chiếu thấu nhiệt vi sóng, dùng dòng điện giảm đau như dòng giao thoa, dòng ten, siêu âm giảm đau, giảm co cứng cơ và chiếu đèn hồng ngoại,…. Kết hợp với những phương pháp này, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn bài tập kéo giãn cột sống đĩa đệm có thể trở về vị trí cũ, bài tập cơ lưng, cơ bụng để giữ vững cột sống sau khi hoàn thành quá trình điều trị.
Một số bài tập điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Ngoài những phương pháp trên, bệnh nhân cũng nên tăng cường thực hiện những bài tập sau:
Động tác 1: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gối một chân, hai tay đan chéo ép sát chân và bụng, giữ trong 10 giây và đổi bên, mỗi bên bạn nên lặp lại 15 lần.
Động tác 2: Người bệnh nằm ngửa, gập hông và gập gối hai chân, hai tay đan chéo ép chân sát bụng, giữ lại 10 giây, ngỉ rồi lặp lại động tác trên 15 lần.
Động tác 3: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân để chạm đất, ấn lưng xuống nệm và giữ 10 giây, ngỉ rồi lặp lại động tác trên 15 lần.
Động tác 4: Bệnh nhân nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân để chạm đất, nâng mông cao khỏi nệm và giữ 10 giây, ngỉ rồi lặp lại động tác trên 15 lần.
Bài tập đơn giản điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất
Động tác 5: Bệnh nhân nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn chạm đất khuỷu tay chống xuống nệm, người bệnh ưỡn ngực và ưỡn cổ ra sau. Giữ tư thế trên đến khi cảm thấy khó chịu thì dừng lại sau đó lặp lại động tác trên 15 lần.
Động tác 6: Bệnh nhân nằm ngửa, gập hông và gập gối hai chân, hai tay đặt trên đầu gối, hai chân cố gắng co lên hai tay đẩy xuống, gồng cơ lên và giữ trong 10 giây, ngỉ rồi lặp lại động tác trên 15 lần.
Động tác 7: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm, lưng cong lên giữ lại 10 giây rồi hạ lưng xuống, ngỉ rồi lặp lại động tác trên 15 lần.
Động tác 8: Bệnh nhân quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), để tay bên phải giơ thẳng về phía trước kết hợp với chân bên trái duỗi ra và giữ lại 10 giay và đổi bên, ngỉ rồi lặp lại động tác trên 15 lần.
Một lưu ý nhỏ cho bạn khi thực hiện những động tác trên là cần hết sức nhẹ nhàng cũng như luyện tập tùy theo mức độ đau cũng như sức chịu đựng của cơ thể.
Nguồn: Benhcoxuongkhop.net