Phân biệt các dạng khác nhau của bệnh thiếu máu

Chuyên gia khuyên người bệnh nên gặp bác sĩ để phân biệt các dạng khác nhau của bệnh thiếu máu, từ đó có hướng điều trị chuẩn xác ngay từ ban đầu.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh thiếu máu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu không kịp thời phát hiện và điều trị nên người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện làm xét nghiệm để có hướng giải quyết kịp thời.

Phân biệt các dạng khác nhau của bệnh thiếu máu

Phân biệt các dạng khác nhau của bệnh thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng phát triển khi máu không chứa các tế bào máu đỏ đủ sức khỏe, trong khi đó các tế bào này là bộ phận chính vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Khi không đủ hồng cầu hoặc có ít hemoglobin, máu sẽ không thể mang đủ oxy tới các cơ quan của cơ thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân có thể lý giải vì sao bạn thường xuyên mệt mỏi dù đã ngủ nhiều hay cảm giác thiếu năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh thiếu máu có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào dù bạn là trai hay gái, trẻ hay già, người gầy hay người mập. Trong khi đó bệnh thiếu máu gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe không khác gì so với các bệnh cơ xương khớp hay bệnh tim mạch. Do đó việc phát hiện và sớm điều trị là một trong những cách phòng tránh cũng như khắc phục tình trạng bệnh tình trở nặng, gây ảnh hưởng đến cơ thể. Trong đó việc phân biệt các dạng khác nhau của bệnh thiếu máu là việc đầu tiên mà chuyên gia sức khỏe khuyên bạn.

Các dạng khác nhau của bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu có nhiều dạng khác nhau gồm: thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu tan huyết, thiếu máu do thiếu vitamin B12, thiếu máu do thiếu axit folic, thiếu máu gây ra do sự bất thường của hồng cầu do di truyền. Khi được các bác sĩ chẩn đoán cũng như đã tìm ra nguyên nhân, việc điều trị chỉ còn là vấn đề thời gian.

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do sắt là thể thông nhất của bệnh thiếu màu do không đủ lượng sắt trong máu. Trong khi đó, sắt là thành phần chính của hemoglobin (hemoglobin là một phần của hồng cầu mang oxy). Việc thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do chế độ ăn thiếu sắt hoặc do mất máu. Ngoài ra theo các bác sĩ chuyên về các bệnh nội khoa thường gặp, nguyên nhân gây thiếu máu khác cũng có thể là xuất huyết trong dạ dày (vết loét) hoặc trong ruột (ung thư đại tràng).

Bệnh thiếu máu không phân biệt giới tính, tuổi tác

Bệnh thiếu máu không phân biệt giới tính, tuổi tác

Thiếu máu tan huyết

Đây là dạng thiếu máu xảy ra khi hồng cầu bị phá hủy hoặc thương tổn do nhiễm trùng, di truyền hoặc do thuốc.

Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là dạng thiếu máu xảy ra khi dạ dày và ruột kém hấp thu vitamin B12. Khi thiếu máu do thiếu vitamin B12 sẽ làm hệ thống miễn dịch bị rối loạn ngăn cản sự hấp thu vitamin bình thường của hệ tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu vitamin B12 có thể do yếu tố di truyền, dạ dày và ruột yếu và sử dụng một số loại thuốc.

Thiếu máu do thiếu axit folic

Nếu thiếu máu do thiếu vitamin B12 gây ảnh hưởng đến thần kinh thì thiếu máu do thiếu axit folic có thể khiến bạn dẫn đến trầm cảm. Việc thiếu máu do thiếu axit folic thường gặp ở những người có hệ tiêu hóa kém hấp thu chất dinh dưỡng, phụ nữ có thai, người sử dụng thuốc như sulfasalazine, phenytoin và có thể là thuốc ngừa thai hàng ngày, người hay uống rượu, người thường xuyên thiếu dinh dưỡng.

Bệnh thiếu máu gây tình trạng mệt mỏi dù đã ngủ nhiều

Bệnh thiếu máu gây tình trạng mệt mỏi dù đã ngủ nhiều

Thiếu máu do sự bất thường của hồng cầu do di truyền

Bệnh thiếu máu gây ra do sự bất thường của hồng cầu do di truyền thường là hồng cầu thalassemia và hình liềm.

Trong đó thiếu máu hồng cầu hình liềm là bệnh làm cho hồng cầu có hình liềm. Thiếu máu có thể gây ra tình trạng gọi là “cơn bột phát hồng cầu hình liềm” thường xảy trong trong điều kiện như độ cao, thay đổi áp suất và thiếu oxy. Khi gặp những điều kiện thuận lợi này, hồng cầu dễ biến dạng và làm tắc nghẽn mạch máu nhỏ, gây đau nghiêm trọng, kéo dài và những biến chứng khác.

Đối với thiếu máu Thalassemia là do sự bất thường của hemoglobin gây nên, trong đó các thể của thalassemia thường nhẹ, nhưng một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng của trẻ em.

Như vậy, thiếu máu có nhiều dạng khác nhau, tùy vào điều kiện mà chúng sẽ hình thành các dạng thiếu máu tương ứng. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân, khi gặp các triệu chứng của bệnh thiếu máu bạn nên tìm đến bác sĩ để có thể kịp thời xác định và có hướng điều trị phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro do bệnh mang lại.

Bích Nhuần – benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới