Đái tháo đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng đối với các bà bầu mắc các bệnh như tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuype 2 ở những bà bầu này cũng cao hơn ở những đối tượng khác. Đồng thời thai nhi của các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ mắc bệnh béo phì và cũng có nguy cơ tử vong cao hơn.
- Bệnh đái tháo đường bị lây qua những con đường nào?
- Thế giới sẽ có hơn nửa tỷ người mắc bệnh đái tháo đường vào năm 2030
- Tổng quan về Bệnh Đái tháo đường: Hiểu đúng để có cách điều trị đúng
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường vấn đề này chỉ xảy ra trong quá trình mang thai. Nguyên nhân Đái tháo đường thai kỳ được các chuyên gia lý giải là do, insulin được tuyến tụy sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Nhưng khi mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn quá trình sản xuất khiến đường máu tăng cao dẫn đến đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường…
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đối với bà bầu mắc Đái tháo đường thai kỳ thương xuất hiện tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, đặc biệt Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị tiểu đường thực sự trong tương lai… Nguy cơ đối với thai nhi cũng rất nhiều, điển hình như nguy cơ sảy thai, thai bị dị tật,…
Dấu hiệu để phát hiện sớm Đái tháo đường thai kỳ
Thông thường bệnh đái tháo đường thai kỳ không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, nhưng một số thai phụ sẽ cảm thấy có những dấu hiệu sau đây:
- Luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn nhiều so với bình thường.
- Đi tiểu thường xuyên, nhiều hơn mức bình thường và lượng nước tiểu cũng nhiều.
- Vùng kín bị nấm, ngứa ngáy, khó chịu…
- Các vết trầy xước, vết thương khó lành hơn.
- Sụt cân nhiều, mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi và thiếu dinh dưỡng.
- Nước tiểu có nhiều kiến bâu…
Tuy nhiên để xác định chính xác thai phụ có bị mắc Đái tháo đường thai kỳ hay không cần thực hiện test dung nạp glucose và Xét nghiệm kiểm tra tiểu đường thai kỳ giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ.
Phương pháp điều trị Đái tháo đường thai kỳ
Các bệnh nhân mắc căn bệnh chuyển hóa này cần phải được kiểm tra cũng như kiểm soát đường huyết thường xuyên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Thông thường, mức đường huyết lúc đói ở bà bầu thường < 5,8mmol/l, mức đường huyết một giờ sau ăn 7,8mmol/l và mức đường huyết hai giờ sau ăn < 7,2mmol/l.
Các Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức đường huyết này để đưa ra tiêu chuẩn năng lượng mỗi ngày dành cho bệnh nhân Đái tháo đường thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân mắc Đái tháo đường thai kỳ cần đảm bảo sự tăng trọng cần thiết trong thai kỳ: 0,45kg / tháng trong quí đầu, 0,2-0,35kg mỗi tuần trong quí 2 và 3 của thai kỳ.
- Điều trị Đái tháo đường thai kỳ không bằng thuốc
Trong trường hợp điều trị đái tháo đường thai kỳ không dùng thuốc, điều quan trọng nhất chính là mẹ bầu nên thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt. Cụ thể, mẹ bầu mắc Đái tháo đường thai kỳ không nên ăn các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa đặc, … thay vào đó bà bầu nên tăng cường sử dụng rau xanh và chất xơ,…
Ngoài ra, bà bầu mắc Đái tháo đường thai kỳ cũng nên hạn chế tối đa việc ăn vặt, ăn đêm và ăn không đúng bữa điều này khiến đường huyết của bạn tăng lên bất thường. Tập thể dục thường xuyên cũng là một biện pháp giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất. Thêm vào đó nó có thể giúp mẹ bầu không bị béo phì, hạn chế tình trạng căng thẳng,… Việc ăn uống, luyện tập khoa học sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của Đái tháo đường thai kỳ gây ra.
- Điều trị Đái tháo đường thai kỳ bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc được chỉ định khi mẹ bầu mắc Đái tháo đường thai kỳ không thể ổn định đường huyết bằng việc thay đổi chế độ ăn cũng như chế độ sinh hoạt. Cho đến nay insulin human (insulin có nguồn gốc người) là loại insulin duy nhất được FDA chấp nhận sử dụng để điều trị Đái tháo đường thai kỳ. Ngoài điều trị bằng thuốc, bệnh nhân mắc Đái tháo đường thai kỳ cần được kiểm tra mức đường huyết 4-6 lần/ngày (vào trước bữa ăn và 2 giờ sau ăn, trước khi đi ngủ) và cần liên hệ với Bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
Tóm lại các chuyên gia y tế tại Cao đẳng Dược Sài gòn – Trường CĐ Y Dược Pastuer khuyên mọi người: trong quá trình mang thai, cơ thể xảy ra rất nhiều biến đổi khiến quá trình trao đổi và hấp thụ dinh dưỡng thay đổi theo. Điều này có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, mà còn khiến thai nhi bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, việc khám sức khỏe thai sản định kỳ sẽ giúp các mẹ có thể kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các triệu chứng bất thường nhằm bảo đảm sự an toàn cho mẹ và bé hơn.
Hy vọng qua baì viết này, các mẹ bầu đã có thêm kiến thức về Đái tháo đường thai kỳ, để có thể chủ động phòng bệnh một cách hiệu quả.
Nguồn: Benhcoxuongkhop.net