Theo đó, nếu không thực hiện cách điều trị khoa học cùng với chế độ làm việc và nghỉ ngơi thì quá trình điều trị huyết áp cao sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Bỏ túi 6 bí kíp giúp bạn chiến thắng bệnh huyết áp cao ở từ mọi nguyên nhân
- Người bệnh huyết áp cao nên chú ý điều gì để sống sót khi trời chuyển lạnh?
- Dấu hiệu điển hình âm thầm dẫn đến bệnh liệt do tai biến mạch máu não
Điểm lại những sai lầm khi điều trị bệnh huyết áp cao mà ai cũng mắc
Điều trị khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn
Tương đương với bệnh lý xương khớp thì đối với bệnh nhân bị huyết áp cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ không mang lại hiệu quả vì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và có thể để lại nhiều di chứng cho người bệnh từ lâu. Bởi vì huyết áp cao thực sự không có biểu hiện rõ ràng, cụ thể, những triệu chứng ở giai đoạn nhẹ chỉ là thoáng qua, đơn giản như cơn đau đầu. Bên cạnh đó, với người lao động không thường xuyên khám bệnh định kỳ và kiểm tra mức huyết áp thì khó có thể phát hiện ra bệnh.
Chưa kể, đối tượng thường xuyên mắc bệnh huyết áp cao như người độ tuổi trung niên, béo phì, lười vận động, rối loạn mỡ máu, hay mắc các bệnh chuyển hóa liên quan như bệnh đái tháo đường…nên chú ý đến các cơ sở khám chữa bệnh ít nhất 6 tháng một lần để điều trị sớm. Quan niệm chỉ người già mới bị bệnh cộng với việc không chú ý đến huyết áp và chế độ ăn uống đã để lại nhiều hậu quả đáng tiếc khiến người bị huyết áp cao chủ quan và chỉ điều trị khi bệnh để lại di chứng nguy hiểm, không thể điều trị dứt điểm.
Không dùng đủ thuốc, đủ liều phối hợp theo chỉ định của bác sĩ
Tương tự như bệnh đái tháo đường nếu dùng thuốc không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì bệnh nhân mắc huyết áp cao sẽ mắc bệnh một cách trầm trọng và khó điều trị hơn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì bệnh càng nặng thì càng dùng nhiều loại thuốc với mức độ khác nhau. Cụ thể điều trị bậc thang quy định: độ I dùng 1 thuốc; độ II dùng 2 thuốc; độ III – độ IV dùng 3 – 4 thuốc. Tuy nhiên, hiện nay để đảm bảo hiệu quả thì bạn nên dùng phối hợp thuốc theo chỉ dẫn ngay từ đầu để điều trị dứt điểm bệnh huyết áp cao.
Không dùng đủ thuốc, đủ liều phối hợp theo chỉ định của bác sĩ
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tuân thủ nghiêm túc lịch khám định kỳ và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp và không được tự ý dùng một đơn thuốc quá thời gian quy định.
Tự ý tăng liều thuốc khi điều trị bệnh huyết áp cao
Điều cấm kỵ nhưng rất nhiều bệnh nhân bị huyết áp cao vẫn chủ quan mắc phải chính là tự ý tăng liều thuốc đang dùng do tâm lý chủ quan của bản thân. Khi thấy mình nhức đầu, khó chịu thì bạn sẽ tăng liều. Hành động này rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như bệnh liệt do tai biến mạch máu não, đột quỵ hay trụy mạch, suy tim.
Tự ý tăng liều thuốc khi điều trị bệnh huyết áp cao
Không theo đuổi đến cùng lộ trình điều trị, tự ý ngừng thuốc
Sai lầm tiếp theo mà nhiều người thường gặp chính là tự ý dừng thuốc giữa chừng khi bệnh vẫn còn có khả năng tái phát. Vì thế bệnh nhân bị huyết áp cao tuyệt đối nên bỏ ngay thói quen ngừng thuốc hạ huyết áp giữa chừng để đề phòng trường hợp bệnh tái phát.
Bệnh nhân huyết áp cao uống thuốc sai giờ quy định của bác sĩ
Thêm một sai lầm mà ai cũng mắc khi điều trị bệnh huyết áp cao chính là việc dùng thuốc không đúng giờ. Trong khi đó theo chu kỳ sinh học thì huyết áp tăng giảm theo thời gian như tăng cao vào lúc thức dậy vào buổi sáng khi tim cần hoạt động mạnh hơn. Còn từ 9- 12 giờ trưa là thời điểm mà bệnh tim mạch có khả năng tía phát ở mức cao nhất, thấp vào chiều và tối và lại tăng dần từ 3 giờ sáng. Vì thế nên uống thuốc hạ huyết áp từ 7 – 8 giờ để mang đến hiệu quả cao nhất, tránh trường hợp nhớ lúc nào uống lúc đó.
Bệnh nhân huyết áp cao uống thuốc sai giờ quy định của bác sĩ
Cuối cùng là lời khuyên dành cho bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao là nên thăm khám thường xuyên định kỳ huyết áp và sức khỏe tim mạch , tránh tự dùng thuốc sẽ gây nguy hiểm.
Trang Minh