Không nên ăn gì khi bị ho?

Ho là phản ứng của cơ thể để bài tiết những dị vật ra ngoài cơ thể và làm sạch đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu ho lâu ngày không khỏi có thể là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, việc điều trị dứt điểm ho là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài thuốc nam trị ho hiệu quả.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...
Hình ảnh ho lâu ngày

Một số loại thực phẩm khi bị ho cần kiêng

Đồ ăn lạnh
Đồ lạnh sẽ gây kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho càng nặng nề. Ngoài ra, khi bạn uống nước lạnh cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây tổn thương cho phổi mà bệnh ở phổi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ho.

Vì thế, ăn đồ lạnh lúc này dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu bạn muốn sử dụng đồ trong tủ lạnh thì nên lấy nó ra một lúc cho hết lạnh rồi mới ăn.

Sữa có thể làm tăng đờm

Nếu bạn bị ho, cần phải làm tiêu đờm trong cổ họng của bạn. Tránh các loại thực phẩm tạo ra chất nhầy có thể giúp giảm ho.

Một nghiên cứu ghi nhận rằng đối với một số người, uống sữa làm kích thích tạo ra chất nhầy trong đường hô hấp, trong đó có phổi và cổ họng. Protein từ việc tiêu hóa sữa kích thích sản sinh chất nhầy dư thừa trong đường ruột. Sữa và các sản phẩm từ sữa khác có thể có tác dụng tương tự trên đường hô hấp, đặc biệt là nếu đã có nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Nếu bạn bị ho, nên tạm thời kiêng uống sữa để nhanh hồi phục.

Caffeine và mất nước

Cổ họng khô có thể gây khó chịu khi nuốt và khiến bạn bị ho khan, khàn giọng. Hãy giữ cơ thể đủ nước để giúp làm dịu cổ họng khô.

Nên bổ sung nước cho cơ thể, nhưng tránh đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực và một số loại nước ngọt. Caffeine là một chất lợi tiểu nhẹ kích thích đi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước.

Caffeine
Caffeine

Thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh

Theo một đánh giá công bố trên tập san dinh dưỡng Anh Quốc (British Journal of Nutrition), dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch.

Vì vậy, khi bệnh bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến và tinh chế thường chứa ít vitamin, khoáng chất và chất xơ như bánh mì trắng, mì trắng, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ đóng gói và món tráng miệng nhiều đường.

Thay vào đó, bạn nên thay thế bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tối ưu hóa sức mạnh miễn dịch của cơ thể bạn.

Hải sản

Đây là những thực phẩm được các bác sĩ cảnh báo không nên sử dụng khi đang bị ho. Các món ăn tanh từ tôm, cua, cá, ngao ốc… thường chứa rất nhiều các chất gây dị ứng, do đó chúng không được khuyên dụng khi điều trị các triệu chứng của bệnh ho nhất ho do bệnh hen phế quản.

Rất nhiều người bị ho khi nạp vào cơ thể các món ăn tanh thường cảm thấy khó thở, mùi tanh gây khó chịu và kích ứng mạnh khiến ho nhiều hơn. Những thực phẩm này dễ gây kích ứng cổ họng và chất protein có trong hải sản là một trong nhiều lí do gây dị ứng và tạo ra những cơn ho kéo dài.

Thực phẩm chiên rán, đồ nướng

Đây là nhóm thực phẩm cũng không được khuyên dùng khi đang bị ho. Hệ tiêu hóa của cơ thể thường bị suy yếu khi cơ thể bị bệnh, vì thế, thức ăn chiên rán đồ nướng hay những loại đồ ăn giàu protein như thịt gà, trứng vịt lộn sẽ gây bất lợi cho dạ dày. Từ đó, dẫn đến tình trạng tiết đờm nhiều hơn, bệnh ho vì thế sẽ lâu khỏi hơn.

Một số bài thuốc trị ho theo y học cổ truyền

Bài thuốc chữa ho từ cây húng chanh
Húng chanh vị cay the, hơi chua, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, giải độc, điều hòa hô hấp, lợi phế, giải cảm, chữa ho và viêm họng.

Lá húng chanh

Cách dùng:
• Chữa ho đờm thông thường: Lấy 15 – 16 lá húng chanh và 4 – 5 quả quất xanh rửa sạch, xay nhuyễn, thêm đường phèn, hấp cách thủy trong 20 phút. Uống liên tục 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi giảm ho thì ngưng sử dụng.
• Chữa ho do cảm sốt, không ra mồ hôi: Lấy 20g lá húng chanh, 15g cam thảo đất, 15g tía tô, 5g gừng tươi sắc với nước trong ấm chuyên dụng. Thấy cô cạn thì tắt bếp, cho người bệnh uống khi còn ấm.
• Chữa ho nhiệt, khàn tiếng, mất tiếng, viêm họng: Lấy 20g lá húng chanh giã dập với 20g đường phèn. Hãm với 10ml nước sôi cho ngấm, chắt lấy nước uống bỏ bã 2 lần/ngày.

 Bài thuốc chữa ho từ gừng
            Gừng tính ấm, vị cay có tác dụng tán phong hàn, làm ấm tỳ vị. Gừng được sử dụng trong trường hợp ho do cảm lạnh, cảm cúm do thời tiết thay đổi. Tuyệt đối không dùng cho trường hợp âm hư nội nhiệt sinh ho, cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt, trúng nắng.
Cách dùng:
• Cách 1: Lấy 60g gừng già tươi rửa sạch, giã nhuyễn, đun với nửa lít nước trong 30 phút, lọc bỏ bã lấy nước cho thêm ít mật ong vào khuấy đều để uống. Chia làm 2 lần uống, mỗi lần 50ml đều đặn vào hai buổi sáng tối cho đến khi cơn ho dứt hẳn.
• Cách 2: Lấy 7 lát gừng sống, 2 củ cải trắng rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 7 ngày giúp giảm ho an toàn.
Lưu ý: Không nên sử dụng gừng trong thời gian dài với người viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, nhiệt trong, âm hư hỏa vượng, đái tháo đường, hạch phổi…

Nguồn: http://benhlyxuongkhop.net/

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới