- Dấu hiệu nhận biết loãng xương
- Các loại dưỡng chất phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả
- Lý giải nguyên nhân vì sao phụ nữ sau sinh thường mắc bệnh loãng xương?
Cấu trúc của hệ xương
Kiến thức chung về hệ xương
Xương đóng vai trò bảo vệ và hỗ trợ các cơ quan khác trong cơ thể. Cơ quan này còn giúp sản sinh tế bào bạch cầu và hồng cầu, dự trữ chất khoáng, giúp cơ thể chuyển động. Khi sinh ra cơ thể người có 270 xương. Tuy nhiên, khi trưởng thành cơ thể chỉ có 206 xương khác nhau (không tính đến một số lượng lớn các xương vừng nhỏ). Bởi vì rất nhiều trong số 270 xương ban đầu sẽ liên kết với nhau trong suốt quá trình phát triển và tiến hóa. Xương lớn nhất trong cơ thể là xương đùi và xương nhỏ nhất là xương bàn đạp ở lỗ tai giữa.
Cấu trúc của hệ xương
Xương được cấu tạo chính từ lớp bên ngoài là màn xương và lớp bên trong là xương xốp và bộ phận tủy:
Màn xương, hay còn gọi là xương đặc, có tác dụng bảo vệ lớp xương xốp khỏi áp lực từ bên ngoài. Xương đặc chiếm 80% khối lượng xương, thường chắc và cứng vì có độ dày đặc cao;
Xương xốp, còn gọi là các bè xương, là lớp bên trong màn xương và không dày đặc như vỏ xương. Nó được hình thành bởi sợi xương, một dạng cấu trúc có khả năng tạo màng;
Tủy xương (mô tủy) được tìm thấy ở hầu hết các loại xương có chứa mô xương xốp. Với trẻ sơ sinh, tất cả các loại xương đều chứa tủy đỏ, tuy nhiên khi trẻ lớn, tủy đỏ sẽ trở thành tủy béo hay tủy vàng. Đối với người lớn, tủy xương đỏ hầu hết được tìm thấy ở xương sườn, đốt sống, xương đùi và xương chậu.
Xương còn bao gồm:
- Xương hình thành các tế bào (nguyên bào tạo xương và tế bào xương);
- Xương tái hấp thu các tế bào (tế bào hủy xương);
- Khung xương không chứa chất khoáng và các loại protein không phải collagen;
- Muối khoáng vô cơ lắng trong các khung xương.
Hai loại xương cơ bản
Hai loại xương cơ bản dễ nhận dạng thông qua hình mẫu của collagen hình thành mô tiền cốt:
- Xương đan có đặc điểm nhận dạng là cấu tạo không có hệ thống của các sợi collagen và khá yếu về mặt cơ học;
- Xương đặc có đặc điểm khác xương đan ở chỗ là những mảng collagen chạy song song với nhau và mạnh về mặt cơ học.
Xương đan được hình thành khi nguyên bào tạo xương sản xuất ra mô tiền cốt một cách nhanh chóng. Điều này xảy ra đầu tiên ở tất cả các xương của thai nhi, tuy nhiên sau đó xương đan sẽ được thay thế bằng cách mô phỏng và sự ứ đọng của các xương đặc nhiều hơn. Đối với người lớn, xương đan được hình thành khi có sự hình thành xương quá nhanh chóng, giống như quá trình sửa chữa các vết gãy nứt. Theo sau chỗ gãy nứt, xương đan sẽ được tạo hình và xương đặc sẽ ứ đọng lại. Hầu hết các xương phát triển lành mạnh là xương đặc.
Những chức năng chủ yếu của hệ xương là gì?
Nâng đỡ: Xương tạo thành một bộ khung giúp kết nối các cơ và mô giúp nâng đỡ các bộ phận và cả cơ thể;
Bảo vệ: Phần xương sọ và xương lồng ngực bảo vệ các cơ quan bên trong như não, nội tạng cơ thể khỏi tổn thương;
Chuyển động: Nhờ các điểm kết nối với cơ, các đặc điểm của xương và chuyển động khớp giúp cơ thể có thể chuyển động dễ dàng;
Dự trữ chất khoáng: Xương đóng vai trò như một kho dự trữ canxi, photpho và các chất khoáng cần thiết trong cơ thể;
Sản sinh tế bào máu: Sự sản sinh các tế bào máu xuất hiện ở tủy đỏ được tìm thấy bên trong khoang của một số loại xương nhất định;
Dự trữ năng lượng: Các lipid như chất béo được dự trữ trong các tế bào mỡ của tủy vàng hoạt động như một nơi cung cấp năng lượng.
Sự phát triển của hệ xương
Sự phát triển của hệ xương
Quá trình hình thành xương diễn ra thông qua hai tiến trình:
Sự hóa xương trong màng xương dẫn đến sự hình thành các xương dẹt (như xương sọ, xương đòn, xương hàm dưới);
Sự hóa xương của các cấu trúc sụn (như xương đùi, xương chày, xương cánh tay, xương quay).
Các xương dài tiếp tục phát triển về chiều dài và chiều rộng đến khi trưởng thành. Việc gia tăng chiều dài xương là do sự hình thành các mảng sụn tại mỗi điểm cuối của xương dài. Gia tăng chu vi của thân xương xảy ra do sự hình thành của xương mới trên bề mặt ngoài của vỏ xương.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net