Bỏ túi 4 BÍ QUYẾT giúp bạn phòng tránh bệnh xương khớp hiệu quả

Nên thay đổi tư thế phù hợp, xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học,... là một trong những bí kíp giúp bạn phòng tránh bệnh cơ xương khớp hiệu quả.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ nhận định, bệnh xương khớp đang trở thành vấn đề đáng lo ngại tại Việt Nam. Theo thống kê, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến xương khớp như thoái hóa cột sống, bệnh thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống… ngày càng tăng và không giới hạn về độ tuổi mắc bệnh.

Bỏ túi 4 BÍ QUYẾT giúp bạn tránh bệnh xương khớp hiệu quả

Bỏ túi 4 BÍ QUYẾT giúp bạn tránh bệnh xương khớp hiệu quả

Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến cơ xương khớp, Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ khuyên mọi người nên chú ý 4 nguyên tắc sau:

Duy trì những thói quen sinh hoạt hàng ngày phù hợp

Tư thế sai, chẳng hạn như ngồi lâu, chùng lưng khi ngồi làm việc, cúi gập cổ bấm điện thoại, nằm sấp… là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân mắc một số bệnh cơ xương khớp đặc biệt bệnh thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống cổ, đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên rất ít người quan tâm và có ý thức thay đổi những thói quen xấu này mà thường duy trì các tư thế theo thói quen hàng ngày của mình.

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp, Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ khuyên mọi người không nên đứng hay ngồi cùng một tư thế quá lâu, không mang vác vật quá nặng hay nằm ngủ trên bề mặt hình võng hoặc quá mềm. Người bệnh cần chú ý hơn đến tư thế làm việc và lái xe, luôn giữ lưng và cổ thẳng, tránh thõng vai và chùn lưng,…Tăng cường tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp, đều đặn để gia tăng sức bền cơ bắp và phòng tránh xơ cứng khớp.

Chú ý đến những thay đổi nhỏ nhất của sức khỏe

Theo thống kê, đa số bệnh nhân chỉ chịu đi khám khi bị các cơn đau hành hạ đến nỗi không thể chịu đựng nổi, lúc này thì bệnh đã chuyển nặng và thường quá trình điều trị gần như đã không còn kết quả. Vì thế khi bạn thấy cơ thể mình có bất cứ những biểu hiện khác thường, kể cả khi nghe âm thanh “rắc rắc” phát ra từ xương khớp, cần đến bệnh viện kiểm tra tầm soát chính xác những bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp.

Từ đó, các Bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Trong quá trình chữa trị, bệnh nhân cần lưu ý đến các dấu hiệu của cơ thể để theo dõi và đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp đã chọn.

Chọn phương pháp điều trị phù hợp đối với tình trạng bệnh của mình

Chọn phương pháp điều trị phù hợp đối với tình trạng bệnh của mình

Chọn phương pháp điều trị phù hợp đối với tình trạng bệnh của mình

Lựa chọn đúng phương pháp điều trị sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng bệnh một cách nhanh chóng, hiện nay để điều trị các bệnh lý xương khớp các Bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp điều trị như sau: phẫu thuật, sử dụng thuốc Đông hoặc Tây y, trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu…

Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp giai đoạn đầu thường tự ý sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm… nhằm chữa trị các cơn đau và ngừng thuốc khi không còn thấy đau. Thói quen này có thể dẫn đến nhiều hệ quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày cũng như có thể gây biến dạng khớp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động vì thuốc chỉ làm giảm biểu hiện của bệnh mà không loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh. Vì thế việc điều trị theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa là điều vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý

Đối với bệnh nhân xương khớp, chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị. Một số loại thực phẩm có thể giúp quá trình hồi phục tốt hơn, ngược lại một số thức ăn khiến tình trạng bệnh cũng như việc xuất hiện những cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Điều dưỡng Lâm Thị Nhung giảng viên lớp Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng và các loại ngũ cốc. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo vì có thể làm gia tăng phản ứng viêm, gây đau nhức dữ dội.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã biết cách phòng chống bệnh cơ xương khớp hiệu quả cho mình.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới