Cẩn thận với triệu chứng của bệnh cứng khớp ngón tay

Người lớn tuổi, các chức năng khớp đã bị hạn chế khiến các triệu chứng của cứng khớp ngón tay ngày càng phổ biến và ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều hơn.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo các bác sĩ chuyên cơ xương khớp khuyên khi nhận thấy một số dấu hiệu như cứng khớp ngón tay, nhất là với người cao tuổi thì tốt nhất bạn nên điều trị kịp thời càng sớm càng tốt tránh gây hậu quả nghiêm trọng về sau, gây ảnh hưởng đến chức năng khớp.

Một số lưu ý khi thoát khỏi đám cháy

Cẩn thận với triệu chứng của bệnh cứng khớp ngón tay

Không phải ngẫu nhiên mà những người lớn tuổi thường xuyên nhận thấy được một số triệu chứng điển hình của bệnh cứng khớp ngón tay. Theo đó, đây là triệu chứng gây trở ngại rất lớn đối với cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Một số yếu tố được chuyên gia bệnh cơ xương khớp nhận định gây ra bệnh cứng khớp ngón tay chính là độ tuổi, quá trình lão hóa, lối sống thụ động, thiếu vận động, lười biếng, thừa cân, béo phì là các nhân tố điển hình gây nên tình trạng cứng khớp ngón tay ngày càng phổ biến ở nhiều người. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng đã chỉ ra 5 nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho khớp ngón tay của bạn bị cứng, đau và sưng to hơn. Cụ thể là một số tình trạng dưới đây:

  • Viêm khớp dạng thấp:

Các bác sĩ khẳng định đây là một trong những dạng bệnh lý cơ xương khớp mạn tính hàng đầu phổ biến nhất hiện nay. Theo đó, bệnh có thể gây nên tình trạng viêm sưng ở nhiều khớp, trong đó khớp ngón tay là dễ nhận biết nhất. Đối tượng mắc bệnh ở trong độ tuổi từ 30 đến 60 sẽ dễ bị mắc bệnh nhiều hơn những lứa tuổi khác. Cụ thể, vào buổi sáng với hơn 30 phút đi kèm với triệu chứng sưng, đau, đỏ nóng quanh các khớp sẽ gặp ở bệnh nhân.

Bệnh thường gặp nhất ở người trên 60 tuổi và người cao tuổi hơn. Cụ thể, khi bị bệnh thì hầu hết các mô, sụn khớp và hoạt dịch có chức năng bảo vệ đầu xương dần hao mòn, thoái hóa chất dinh dưỡng theo thời gian và tuổi tác. Bệnh ảnh hưởng đến gần 70% số người trên dưới tuổi 65 và 5% là ở những người trẻ béo phì, thừa cân và lười vận động. Bệnh có thể gây ra các bệnh thoái hóa khớp nếu chủ quan không điều trị sớm. Bệnh này phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đặc biệt ở phụ nữ làm công việc tay chân, bếp núc, nhà cửa, đôi tay lại càng chịu nhiều áp lực hơn cả. Do đó, tình trang cứng khớp ngón tay ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Các chồi xương tăng sinh bất thường không những gây đau ở các khớp tay mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như thoát vị đĩa đệm, đau rễ thần kinh,….

Viêm xương khớp (Thoái hóa khớp):

Viêm xương khớp (Thoái hóa khớp):

  • Bệnh Lupus:

Lupus là bệnh tự miễn, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể. Bệnh ảnh hưởng đến khớp, da, phổi, tim, mạch máu, thận, hệ thần kinh và tế bào máu. Bệnh khiến các khớp tay sưng viêm và tê cứng trong nhiều trường hợp. Lupus còn gây ra hiện tượng Raynaud (tình trạng mạch máu bị co thắt khiến ngón tay, ngón chân, tai và mũi bị đau và tím tái). Bạn cần đặc biệt chú ý đến các triệu chứng của bệnh cứng khớp ngón tay từ giai đoạn đầu tiên.

  • Bệnh Gout:

Bệnh Gout hay còn gọi thống phong, là một loại viêm khớp gây sưng và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. Đặc trưng của bệnh Gout là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân, nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Bệnh Gout gây khó khăn trong sinh hoạt người bệnh nhưng vẫn có thể chữa trị được.

  • Ung thư xương:

Đây là bệnh lý hiếm gặp nhất ở bệnh nhân bị cứng khớp ngón tay. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến sưng viêm, đau cứng ở khớp. Theo các chuyên gia thì bệnh vẫn có khả năng chữa được, hiệu quả điều trị sẽ tùy thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, kích thước khối u, thể trạng người bệnh và nhiều yếu tố khác. Bạn nên cẩn thận trước các bệnh lý xương khớp tương tự.

Trang Minh

 

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới