Cảnh báo: 3 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 khi cơ thể mất khả năng sử dụng insulin để chuyển hóa glucose huyết thành năng lượng cho tế bào. Vậy ai có nguy cơ mắc bệnh?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo các chuyên gia về bệnh chuyển hóa như bệnh đái tháo đường thì nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có khả năng cao mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thì bạn nên hết sức cẩn thận. Nhất là khi bạn thuốc nhóm đối tượng có nguy cơ dưới đây:

Cảnh báo: 3 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

Cảnh báo: 3 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

Nhóm đối tượng đang thừa cân và có thói quen lười vận động

Chia sẻ về nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường nói chung phổ biến nhất chính là thừa cân, béo phì và mất kiểm soát về cân nặng. Chính việc cân nặng quá khổ đã khiến cho cơ thể không thể kiểm soát được việc sử dụng insullin khiến khả năng chuyển hóa không đảm bảo và gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2. Chính vì thế mà nhiều bà bầu tăng cân quá nhanh đã không thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Thêm nữa, nhóm này có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 vì nếu bạn có quá nhiều mô mỡ thì các tế bào bên trong sẽ càng trở nên kháng insulin khiến cho khả năng dung nạp glucose kém. Đây chính là một trong những triệu chứng điển hình thường gặp nhất của bệnh tiền đái tháo đường. Nếu bạn đang mắc hiện tượng thừa cân béo phì thì nên áp dụng các biện pháp để kiểm soát cân nặng bằng việc giảm chế độc các chất, tăng cường rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể được tốt hơn.

Nhóm đối tượng đang thừa cân và có thói quen lười vận động

Nhóm đối tượng đang thừa cân và có thói quen lười vận động

Bên cạnh đó, thói quen lười vận động do cuộc sống hiện đại càng khiến cho bạn trở thành nạn nhân của bệnh đái tháo đường tuýp 2 dễ hơn. Chưa kể, vận động thể dục thể thao vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể vừa phát triển được hoạt động chuyển hóa glucose huyết thành năng lượng hoạt động, tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin. Vì thế bạn nên tăng cường sức đề kháng bằng các vận động thường xuyên mỗi ngày và tập thêm thói quen ăn uống khoa học nhiều chất cân bằng.

Nhóm đối tượng đã có tiền sử gia đình và tuổi tác

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 còn đe dọa những người thuộc nhóm đối tượng mà gia đình đã có người bị bệnh rồi. Nhất là ở độ tuổi trung niên trở lên thì rất dễ mắc bệnh. Theo đó, các nhà khoa học đã chứng minh người từ 40 tuổi trở lên dễ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 hơn so với những người khác. Chưa kể, bệnh đang càng ngày có nguy cơ trẻ hóa và có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn tại vì thói quen sinh hoạt bất hợp lý, thiếu khoa học của người trẻ đang khiến cho bệnh đái tháo đường tuýp 2 trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết, nhất là ở thời buổi này.

Nhóm đối tượng bị bệnh tăng huyết áp hoặc có huyết áp cao

Tiếp theo nữa là hiện tượng này rất dễ gặp ở bệnh nhân bị bệnh về đường tim mạch, nhất là các bệnh đường huyết áp cao hoặc rối loạn đường huyết. Nhất là với bệnh đái tháo đường tuýp 2 thì người ta ghi nhận có sự liên hệ mật thiết giữa bệnh đái tháo đường này và bệnh huyết áp cao, hầu hết những người bị vấn đề về huyết áp cao đều mắc vấn đề về các bệnh chuyển hóa như bệnh đái tháo đường tuýp 2 và ngược lại.

Nhóm đối tượng bị bệnh tăng huyết áp hoặc có huyết áp cao

Nhóm đối tượng bị bệnh tăng huyết áp hoặc có huyết áp cao

Theo số liệu thống kê và nghiên cứu mới nhất được tiến hành ở Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ (ADA), có khoảng 60% người bệnh đái tháo đường được chẩn đoán tăng huyết áp hoặc đang dùng các biện pháp ổn định huyết áp. Khi mức glucose huyết tăng cao (một biểu hiện thường thấy ở người bị đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường) được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide (NO) trong hệ động mạch. Nếu không điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 và các dấu hiệu của tăng huyết áp thì bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa thành động mạch, đột quỵ hay bệnh liệt do tai biến mạch máu não cực kỳ nguy hiểm hoặc các bệnh lý về xương khớp. Ngược lại, theo các chuyên gia thì bệnh huyết áp cao là nguyên nhân gây cản trở luồng máu lưu thông đến thận khiến bệnh đái tháo đường trở nên nặng nề hơn. Vì thế các chuyên gia đái tháo đường khuyên bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, lượng glucozo trong đường huyết để phát hiện sớm bệnh đái đường tuýp 2 để điều trị sớm và dứt điểm.

Trang Minh

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới