“Thoái hóa đốt sống cổ” Rút kiệt sức khỏe của dân văn phòng như thế nào?

Độ tuổi mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trẻ hóa, thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của dân văn phòng

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Trước kia chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay bệnh thoát vị đĩa đệm,…thường chỉ xuất hiện ở những người có độ tuổi trung niên, nhưng thời gian gần đây căn bệnh này càng ngày càng có độ tuổi trẻ hóa và rất hay gặp ở dân văn phòng.

“Thoái hóa đốt sống cổ” Rút kiệt sức khỏe của dân văn phòng như thế nào?

“Thoái hóa đốt sống cổ” Rút kiệt sức khỏe của dân văn phòng như thế nào?

Dân văn phòng đừng chủ quan khi thoái hóa đốt sống cổ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến dân văn phòng có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ nhưng nguyên nhân chủ yếu được Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra, chính là việc vận động sai tư thế cũng như dân văn phòng chỉ tập trung làm việc ở một số nhóm cơ và các khớp nhất định như phần cột sống cổ, khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay,…khiến các khớp này dễ bị thoái hóa hơn rất nhiều, đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ.

Biểu hiện thường thấy ở dân văn phòng mắc chứng thoái hóa cột sống cổ chính là biểu hiện mỏi cổ gáy, vai và đau nửa đầu, hạn chế vận động mỗi khi xoay trở khớp cổ, thoái hóa đốt sống cổ – được coi là căn bệnh âm thầm hủy hoại sức khỏe của dân văn phòng.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Thy (30 tuổi, TP. HCM), nhân viên kế toán tâm sự, chị thường xuyên cảm thấy mỏi cổ gáy, đau vai và xoay trở khớp cổ rất khó khăn. Nhiều lúc chị còn cảm thấy đau thắt ngực giống như đau tim. Chị cứ ngỡ mình mắc bệnh tim mạch nhưng không phải, qua thăm khám Bác sĩ kết luận chị mắc thoái hóa đốt sống cổ. Đây mới chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp người trẻ tuổi mắc thoái hóa cột sống cổ mà không hề hay biết.

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Bác sĩ Chu Hòa Sơn cho biết khoảng 50% bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ thường làm nghề kế toán, ngân hàng, văn phòng – đây là con số đáng báo động và cũng là lời cảnh tỉnh đối với những người làm công việc hành chính văn phòng.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh như thế nào?

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chuyên khoa cơ xương khớp thường gặp, căn bệnh này trước kia chỉ xuất hiện ở những người có độ tuổi trên 40 hoặc những phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, song gần đây số lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi bắt đầu có xu hướng tăng đặc biệt là những người làm công việc hành chính văn phòng.

Bác sĩ Chu Hòa Sơn cho biết thêm bệnh lý này nặng hơn so với chứng bệnh thoát vị đĩa đệm bởi khu vực cột sống cổ thường có nhiều các dây thần kinh cũng như các bó nối thần kinh hơn các khu vực khác. Khi bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường chèn ép vào các dây thần kinh, khiến bệnh nhân có biểu hiện đau, tê lan xuống bả vai và cánh tay.

Dây thần kinh chèn xuống nhánh xương hoành tạo nên những cơn đau thắt ngực khiến nhiều người lầm tưởng là đau tim – đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện đau nhiều vùng ngực và trước tim. Những cơn đau ê ẩm kéo dài không dứt sẽ khiến bệnh nhân mất ngủ, khi thức giấc rất nặng nề, đôi khi hay quên những việc vừa xảy ra, kém tập trung và đau nửa đầu.

Thoái hóa cột sống gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho dân văn phòng

Thoái hóa cột sống gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho dân văn phòng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống cổ chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là nguyên nhân do vận động sai tư thế và vận động quá nhiều ở một vài khớp. Điển hình là tư thế ngồi máy tính không đúng cách, ngủ ngồi, ngửa cổ trên ghế, gập, ngửa cổ nhiều.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng được coi là một trong những căn bệnh mãn tính vùng xương khớp, việc điều trị chứng bệnh này cũng tương đối khó khăn, yêu cầu bệnh nhân phải kiên trì từ 3-6 tháng. Việc sử dụng thuốc Tây Y hay Đông Y cũng chỉ có tác dụng hạn chế những cơn đau tạm thời mà không có tác dụng điều trị triệt để bệnh. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần kết hợp nhiều phương pháp như sử dụng  thuốc, châm cứu, điện châm, luyện tập Vật lý trị liệu,… và chế độ dinh dưỡng giàu canxi để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức căn bệnh đang ngày đêm rút kiệt sức khỏe của mình để chủ động phòng tránh chúng một cách hiệu quả.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới