Một số triệu chứng nguy hiểm của bệnh động kinh ở trẻ

Động kinh là bệnh thần kinh do phóng lực đột ngột của một nhóm tế bào thần kinh, biểu hiện bằng cơn lâm sàng tái phát nhiều lần và có tổn thương đặc hiệu trên điện não.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Trần Anh Tú, hiện là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị động kinh ở trẻ. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!

Một số triệu chứng nguy hiểm của bệnh động kinh ở trẻ

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh ở trẻ em

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết triệu chứng thường gặp của một cơn động kinh là gì ?

Trả lời:

Tiền triệu: cảm giác tê đầu chi, giật cơ ngón tay, ngón chân, cảm giác khó chịu, chóng mặt, ảo giác thị giác. Tính chất cơn co giật 4 giai đoạn là co gồng, co giật, doãi cơ, mê ngủ sau cơn. Số lần tái phát cơn và cơn xảy ra gần nhất khi nào.

Tiền căn bản thân: Sốt co giật, tiền sử sản khoa (sanh hút, ngạt sau sanh…). Chấn thương đầu. Bệnh thần kinh như viêm não màng não, xuất huyết não. Bệnh nội khoa (tim bẩm sinh, viêm tai…).

Tiền căn gia đình: động kinh, bệnh di truyền.

Chứng kiến một cơn co giật điển hình của động kinh: khởi phát ở một chi hay toàn thể, co giật đồng bộ hay không, tình trạng hôn mê và tím tái trong cơn, tình trạng liệt sau cơn, dấu tiêu tiểu, không tự chủ (nếu cơn kéo dài hơn 15 phút, có tím tái, hôn mê hơn 30 phút là cơn nặng).

Hỏi: Cần làm các xét nghiệm nào trong trường hợp bệnh nhân bị động kinh ? Bệnh được chẩn đoán xác định khi nào ?

Trả lời:

Đề nghị xét nghiệm:

Điện não ngoài cơn hay trong cơn. Xét nghiệm tìm nguyên nhân: CTM, ion đồ, xét nghiệm nước tiểu tìm Pb, Cu khi nghi ngờ ngộ độc, X-quang sọ khi có chấn thương đầu, xét nghiệm dịch não tủy khi nghi nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Chẩn đoán hình ảnh: CT scan (khi nghi khối choán chỗ nội sọ), siêu âm não (ở trẻ còn thóp dưới 2 tuổi), cộng hưởng từ (khi nghi ngờ bệnh lý chất trắng hoặc chất xám), chụp mạch máu não (khi nghi ngờ bệnh lý mạch máu não). Hiện nay, trên thế giới còn áp dụng chẩn đoán nhiễm sắc thể, gen khi nghi ngờ bệnh lý di truyền.

Chẩn đoán xác định khi có cơn lâm sàng điển hình. Điện não có phức hợp gai-sóng, đa gai.

Chẩn đoán phân biệt với co giật do nguyên nhân nội khoa khác như hạ đường huyết, rối loạn nước điện giải. Rối loạn cảm giác, giác quan do bệnh thần kinh khác, bệnh nội khoa. Rối loạn tâm thần.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh ở trẻ em

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị bệnh động kinh ở trẻ em cơ bản nhất

Hỏi: Nguyên tắc điều trị động kinh là gì và bệnh được điều trị như thế nào?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị

Điều trị nguyên nhân (nếu có thể).

Làm giảm cơn lâm sàng đến mức thấp nhất (ít hơn 2 cơn mỗi năm), và cơn nhẹ không gây nguy hiểm, cải thiện dần dấu bệnh lý trên điện não.

Điều trị bằng thuốc phải: Bắt đầu bằng một loại thuốc, tăng liều dần để đạt liều lượng tối ưu đáp ứng lâm sàng, chỉ ngừng thuốc đột ngột khi có tác dụng có hại của thuốc, dùng thuốc liên tục ít nhất 2 năm, chấm dứt điều trị phải hạ liều dần mỗi 2-3 tháng.

Xử trí ban đầu

Cấp cứu co giật liên tục (xem xử trí co giật). Điều trị động kinh (nội khoa). Thuốc lựa chọn ban đầu đối với động kinh toàn thể là Valproat. Trong động kinh cục bộ là Carbamazepin. Trẻ sơ sinh (< 2 tháng tuổi) thì dùng Phenobarbital là lựa chọn đầu tiên. Hội chứng West dùng Valproat, có thể kết hợp prednizon, Vitamin B6. Động kinh cơn vắng ý thức dùng Valproate (không dùng Carbamazepin). Điều trị thay thế khi không đáp ứng với điều trị ban đầu liều tối đa hoặc cần phải phối hợp thuốc hoặc khi có tác dụng phụ cần phải đổi thuốc.

Trong động kinh toàn thể thì Topiramat là thuốc thay thế hoặc phối hợp được lựa chọn đầu tiên. Nếu không đáp ứng, dùng 1 trong các thuốc sau Levetiracetam hoặc Phenobarbita. Nếu thất bại với tấc cả các thuốc trên, có thể xem xét hội chẩn dùng Lamotrigin, Phenytoin (ít dùng). Động kinh giật cơ thì dùng phối hợp thêm Clonazepam. Động kinh cục bộ dùng Levetiracetam là thuốc thay thế hoặc phối hợp được lựa chọn đầu tiên. Nếu không đáp ứng, dùng 1 trong các thuốc sau Valrpoat hoặc Oxcarbazepin.

Hội chứng West: khi thất bại với điều trị ban đầu, dùng 1 trong các thuốc sau Topamax, Levetiracetam. Nếu thất bại với tấc cả các thuốc trên, có thể xem xét hội chẩn dùng Vigabatrin. Lưu ý: một số thuốc có thể gay hội chứng Steven-Johnson như Phenytoin, Carbamazepin, Lamotrigin, Oxcarbazepin.

Trên đây là nguyên tắc điều trị bệnh động kinh ở trẻ em mà bạn nên nhớ.

Hỏi: Vậy bệnh nhân cần được theo dõi trong quá trình dùng thuốc như thế nào ?

Trả lời:

Theo dõi sau dùng thuốc như sau:

Nếu bệnh ổn định cần giữ nguyên liều lượng của thuốc đã chọn, tái khám sau 1-2 tuần để theo dõi tác dụng phụ của thuốc, sau đó tái khám mỗi tháng. Nếu còn tái phát cơn thì tăng liều thêm 30% sau mỗi tuần cho đến khi ổn định hoặc đến liều lượng thuốc tối đa. Nếu thất bại với một loại thuốc (đã đạt liều tối đa) sẽ thay thế bằng một loại thuốc khác với liều thấp nhất. Đồng thời, hạ dần liều lượng thuốc đang dùng mỗi tuần 25-30% cho đến hết, sau đó, chỉnh liều thuốc mới theo diễn biến lâm sàng. Nếu phối hợp thuốc phải chú ý các tác dụng phụ như dị ứng da, rối loạn huyết học (giảm các tê báo máu), tăng men gan, rối loạn điện giải.

Theo dõi và tái khám: Tái khám mỗi tuần/tháng đầu, mỗi tháng kế tiếp. Ngừng thuốc và tái khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc. Tái khám ngay khi bệnh diễn tiến nặng hơn. Nên kết hợp điều trị phục hồi vận động, tâm thần ở trẻ chậm phát triển. Cần sự hợp tác của thân nhân bệnh nhân, trường học, y tế cơ sở. Cần xem xét động kinh kháng trị sau 5 năm điều trị liên tục.

Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên của Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng đã hiểu thêm về động kinh ở trẻ. Chúc các bạn luôn vui khỏe !

Nguồn benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới