Điều trị loãng xương như thế nào mới hiệu quả?

Hiện nay, tình trạng loãng xương ngày càng gia tăng, bệnh không chỉ gặp ở người già mà có xu hướng trẻ hóa. Vậy phương pháp nào điều trị bệnh loãng xương hiệu quả?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Loãng xương là dấu hiệu cơ thể về khớp xương cơ thể đang bị lão hóa và thường gặp ở người lớn tuổi. Khi bị loãng xương sẽ làm xương giòn tan, mỏng và dễ gãy ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Để khắc phục tình tạng loãng xương cần có phương pháp điều trị hợp lý.

Điều trị loãng xương như thế nào mới hiệu quả?

Điều trị loãng xương như thế nào mới hiệu quả?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người loãng xương

Đặc biệt ở người bệnh loãng xương chế độ ăn uống là điều cần được quan tâm hàng đầu. Cần phải duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng và phù hợp với nhu cầu cơ thể trong từng giai đoạn, lứa tuổi, từng thói quen sinh hàng ngày của người bệnh loãng xương.

Các chuyên nghiên gần đây được đăng trên tin tức y tế nhận thất chế độ ăn uống của người dân nói chung thường thiếu calci. Sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, phô mai..) giàu calci chiếm một vị trí rất nhỏ trong khẩu phần ăn của đa số gia đình và con số ít ỏi này thường tập trung ở các thành phố lớn, gia đình có điều kiện kinh tế.

Những người có tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất đặc biệt là calci và protid trong khẩu phần ăn vì ở người lớn tuổi việc ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng, khoáng chất hạn chế đi đáng kể. Vì thế, có thể nói sữa là loại thức ăn tuyệt vời cung cấp cả calci và protid cho cơ thể của bạn. Bạn nên uống sữa mỗi ngày 500 – 1000ml để đảm bảo cung cấp củ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt ngăn ngừa loãng xương.

Duy trì một chế độ sinh hoạt đúng giờ, năng động: vận động thể lực đều đặn mỗi ngày vừa sức với bản thân, tăng cường các hoạt động thể lực ngoài trời. Vận động thường xuyên tạo thói quen tốt cho chúng ta mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tốt cho hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thống tiêu hóa,… và tác dụng trực tiếp cho hệ thống xương cơ khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương.

Đồng thời, người lớn tuổi cần đi đứng cẩn thận, tránh bị té ngã vì khi bị loãng xương, xương thường giòn và rất dễ gãy, khi gãy thường rất khó liền. Việc bất động để điều trị gãy xương không những làm cho loãng xương nặng thêm mà còn là nguy cơ của nhiều bệnh lý do nằm lâu khác.

Chế độ dùng thuốc như thế nào tốt cho người bệnh loãng xương

Chế độ dùng thuốc như thế nào tốt cho người bệnh loãng xương

Chế độ dùng thuốc cho người bệnh loãng xương

Các chuyên gia bệnh cơ xương khớp khuyến cao người bệnh loãng xương chỉ dùng thuốc giảm đau khi cần thiết, tùy vào mức độ có thể dùng các thuốc giảm đau đơn thuần (Paracetamol,…) hay dùng Calcitonine thuốc vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau do hiện tượng loãng xương. Hạn chế dùng các thuốc kháng viêm giảm đau đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm chứa Corticosteroides.

Việc cung cấp calci theo nhu cầu của cơ thể ở từng lứa tuổi, từng trạng thái cơ thể… và để bổ sung cho những thiếu hụt mà khẩu phần ăn hàng ngày chúng ta chưa đáp ứng đủ (ở người có tuổi, nhu cầu về calci tăng mà khả năng hấp thu calci ở ruột lại bị giảm sút, ở phụ nữ có thai, cho con bú, sau mãn kinh… nhu cầu calci đều tăng…) giúp ngăn ngừa loãng xương một cách tốt nhất.

Trong mọi phác đồ điều trị loãng xương, luôn phải cung cấp đủ calci, trung bình 1.000mg mỗi ngày. Nếu chế độ ăn không đủ, cần cung cấp calci dưới dạng thuốc. Người nhiều tuổi nên uống kết hợp calci 1.000mg và vitamin D3 800UI hàng ngày. Cung cấp vitamin D hoặc chất chuyển hóa của vitamin D (Calcitriol – Rocaltrol) để tăng cường khả năng hấp thu và sử dụng calci của cơ thể.

Cung cấp Vitamin K2, trong đó Menaquinon 7 (1 loại Vitamin K2 trong tự nhiên có nguồn gốc từ Natto – chất lên men từ đậu nành, được người Nhật Bản sử dụng như thực phẩm) giúp đưa Calci vào đúng chỗ cần và “kéo” Calci ra khỏi chỗ không cần (thậm chí chỗ nguy hiểm). Chỗ cần calci là xương và máu, chỗ không cần là vôi hóa thành mạch, vôi hóa các mô mềm phòng ngừa bệnh loãng xương.

Dùng các thuốc để ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương, liệu pháp hormon thay thế (hormon sinh dục nữ cho phụ nữ sau mãn kinh), Calcitonine… theo chỉ định và theo dõi của các y bác sĩ có chuyên môn giúp phòng ngừa loãng xương tốt hơn.

Để việc điều trị loãng xương đạt kết quả tốt cần chữa trị lâu dài, toàn diện và liên tục. Thời gian điều trị bệnh loãng xương được tính bằng năm chứ không phải ngày một ngày hai hay bằng tháng. Vì vậy, chi phí điều trị loãng xương thường tốn kém so với mức sống của nhiều gia định hiện nay. Do đó, phòng ngừa bệnh loãng xương là điều cần thiết nếu như bạn không muốn mất khoản tiền lớn để điều trị.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới