Nguyên nhân và cách điều trị bệnh loãng xương ở người già

Nắm được nguyên nhân và cách điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi sẽ giúp người bệnh nắm được thông tin và đảm bảo sức khỏe tốt ổn định cho mình.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Loãng xương là một trong số những biểu hiện điển hình của quá trình lão hóa cơ thể, thường gặp ở người lớn tuổi. Loãng xương làm xương giòn, mỏng và dễ gãy ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì thế ai cũng cần có kiến thức về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Theo thống kê Y học mới nhất về các bệnh cơ xương khớp cho thấy có tới hơn một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương cột sống, xương đùi hoặc xương cổ tay do loãng xương. Tỷ lệ người bị loãng xương ngày càng tăng và trẻ hóa, có không ít trường hợp bệnh nhân trên 30 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu loãng xương. Theo đó, căn bệnh này có diễn biến rất âm thầm, vì thế người ta vẫn thường ví bệnh như một kẻ cắp thầm lặng hằng ngày lấy dần calci trong xương. Tới khi xuất hiện các dấu hiệu biểu hiện rõ thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã mất đi khoảng 30% lượng calci trong xương. Bệnh gây ra chủ yếu do quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị loãng xương do di truyền, còi xương từ nhỏ, chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ calci cho cơ thể, một số loại thuốc Tây y dùng lâu dài sẽ gây ra bệnh loãng xương.

Thực tế, những biểu hiện của bệnh loãng xương giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì bệnh phát triển rất âm thầm và các triệu chứng có thể tự xuất hiện rồi biến mất khiến bệnh nhân chủ quan không thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, khi thấy cơ thể có những triệu chứng như: Đau mỏi ở cột sống, đau dọc các xương dài đặc biệt là xương chân, tay, đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh hay bị chuột rút các cơ… Đau lan theo khoang liên sườn, đau khi ngồi lâu, thay đổi tư thế… hoặc đầy bụng chậm tiêu, đau ngực khó thở, gù lưng, giảm chiều cao…thì cần đến ngay các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Một số phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả hiện nay

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh loãng xương những phương pháp hiệu quả nhất được nhiều người sử dụng nhất là phương pháp Đông y và Tây y. Cụ thể:

Một số phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả hiện nay

Một số phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả hiện nay

Phương pháp Tây y điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Phương pháp Tây y điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi chủ yếu sử dụng các loại thuốc chống hủy xương và thuốc tái tạo xương nhằm kìm hãm quá trình mất calci dẫn tới xương bị phân hủy, thúc đẩy quá trình tái tạo xương, hấp thu calci tốt hơn.

  • Thuốc chống hủy xương là nhóm thuốc quan trọng nhằm làm giảm hoạt tính của tế bào hủy xương và làm giảm chu chuyển xương bao gồm: Nhóm hormoon như Oestrogen, Progesterone, Tibolol, Raloxifene…và nhóm Bisphophonates như Etidronate, Risedronate, Alendronate, Clodronate, Pyrophosphate, Tiludronate… Nhóm Calcitoni là chuỗi các acid amin
  • Nhóm thuốc tái tạo xương bao gồm: Parathyroid Hormon, Calcium và vitamin D và các loại thuốc tăng đồng hóa như Durabolin, Deca-Durabolin …

Theo đó, các loại thuốc chống hủy xương và tái tạo xương đều có chức năng qua lại tương tự nhau và được sử dụng cho người bị bệnh loãng xương. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc khác nhau. Tuy nhiên, những loại thuốc này không được sử dụng tùy ý, cần có sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ có chuyên môn.

Phương pháp Đông y điều trị bệnh loãng xương

Theo Đông y, tình trạng loãng xương ở người cao tuổi là do tạng thận chủ cốt tủy, nếu thận suy thì không sinh tinh, không nuôi dưỡng được xương, nên mật độ xương giảm dần, xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn, ngày càng suy yếu và dễ gãy hơn…Vì thế, để điều trị tốt bệnh loãng xương, Đông y tập trung chủ yếu bổ thận sinh tinh, dưỡng cốt thủy, thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên để việc sử dụng các loại thảo dược đem lại hiệu quả cao thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám, lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.

Ngoài 2 phương pháp trên để phòng ngừa bệnh loãng xương thì người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp rèn luyện thể thao, điều trị châm cứu, xoa bóp bấm huyệt để gia tăng sức đề kháng, giúp tái tạo xương khớp hiệu quả.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới