- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có đi được xe đạp hay không?
- Khi nào bệnh nhân nên mổ thoái hóa đốt sống cổ?
- Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng
GOUT là gì?
GOUT là gì?
Bệnh Gout là một trong những bệnh xương khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người, nguồn gốc từ việc tăng tiêu hủy các acid nhân của các tế bào và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là gây các đợt viêm khớp cấp, gây các tophy, gây sỏi thận, gây suy thận.
Vì là một bệnh diễn tiến kéo dài, phải điều trị liên tục để tránh tái phát, nên người bệnh cần phải được theo dõi lâu dài bởi các bác sĩ chuyên khoa. Sự hiểu biết về bệnh và việc tuân thủ điều trị của người bệnh có vai trò rất quan trọng đối với kết quả điều trị.
Việc điều trị bệnh nhằm mục đích làm giảm đau giảm viêm (khi viêm cấp) giảm và duy trì lượng acid uric máu ở mức bình thường để khỏi tái phát viêm khớp, bảo vệ thận khỏi sỏi thận và suy chức năng thận.
Chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân bị Gout
Để làm giảm acid uric máu cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều purin (chứa nhiều acid nhân tế bào) như tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối. Đây là những loại thức ăn giàu đạm.
Chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân bị Gout
Tuy nhiên, chất đạm là một thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi đặc biệt ở người có tuổi. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng cũng đừng vượt quá nhu cầu thiết yếu về đạm của cơ thể. Trong chế độ ăn cần có một số lưu ý bao gồm:
- Nhu cầu về đạm ở người lớn là 1g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng trong một số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức, bị bệnh.).
- Các loại thức ăn: tôm, cua, sò, ốc, hến, ếch, cá nước ngọt, thịt chim, trứng, đạm thực vật, cá biển nói chung. Đều không cần kiêng tuyệt đối. Miễn sao, số lượng đạm từ các thức ăn đó không vượt quá nhu cầu cần thiết hàng ngày.
- Không uống rượu, hạn chế uống bia, không ăn uống quá mức.
- Chân giò heo, là loại thức ăn chứa nhiều mỡ (lipid), không có lợi cho sức khỏe người có tuổi, không nên ăn thường xuyên, đặc biệt khi người bệnh có kèm rối loạn các thành phần của lipid máu (Cholesterol, Triglyceride, b Lipoproteine, HDL-C, LDL-C, VLDL-C.)
- Nên tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng có nhiều gas (bicarbonate) vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài.
Ở nước ta, bệnh Gout ngày càng đã trở nên phổ biến. Mọi người cần cảnh giác với các hiện tượng sưng đau đột ngột, bất thường ở ngón chân, bàn chân, cổ chân… Đặc biệt ở nam giới tuổi trung niên khi có bệnh cần tới các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa sớm để được chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời. Lúc đầu bệnh tưởng như có thể khỏi hẳn trong một thời gian dài nhưng các rối loạn bên trong thì không thể khỏi và trước sau thế nào cũng sẽ biểu hiện và nặng dần lên. Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng và sớm, duy trì một nếp sinh hoạt, ăn uống phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh, tránh các hậu quả xấu ở khớp, ở thận và ở các cơ quan liên quan đặc biệt là tim mạch.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net