Làm sao để giảm nghén khi mang thai?
Nhưng những người mang thai đều trải qua 1 thời gian khó chịu mà mọi người thường gọi là nghén,tuy vậy có người nghén nhiều có người nghén ít đôi khi làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và cả thai vậy nên:
Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai?
Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Buồn nôn và nôn (hay còn gọi là ốm nghén) là tình trạng phổ biến của thai kỳ. Phụ nữ phải trải qua tình trạng ốm nghén không chỉ chịu đựng về thể chất, mà còn về tâm lý dẫn đến sự mệt mỏi. Vậy làm thế nào để giảm nghén khi mang thai bài viết dưới đây sẽ đưa ra những giải pháp tốt cho những bà mẹ tương lai
Nôn nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Buồn nôn và nôn khi mang thai thường là một trong những triệu chứng đầu tiên mà phụ nữ mang thai phải trải nghiệm gây phàn nàn nhiều nhất trong các tình trạng thai nghén của phụ nữ. Có tới 70% bà mẹ tương lai bị buồn nôn tại một số thời điểm trong thời kỳ đầu mang thai thường bắt đầu vào tuần thứ 8 – 9 sau giao hợp. Nó không chỉ được biết đến là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu, và đôi khi còn lâu hơn.
Tình trạng nôn nghén giảm xuống vào tuần thứ 14- 16 của thai kỳ. Tuy vậy cũng có tới 10% phụ nữ tiếp tục có các triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Nếu nôn nghén nặng có thể gây suy giảm sức khỏe cho người phụ nữ đôi khi phải nhập viện để theo dõi và chăm sóc để nâng cao sức khỏe cũng như loại trừ những yếu tố nguy hại cho mẹ và thai nhi
Nôn nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Cần làm gì để giảm nghén khi mang thai?
Theo BS Phạm Hữu (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ tại bệnh lý nội khoa khác như sau: Với những triệu chứng nêu trên mà người phụ nữ có thai sẽ gặp phải là nôn nghén dường như là điều tất yếu phải xuất hiện trong thai kỳ. Bởi vậy nếu như buồn nôn và nôn nhẹ không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn thì việc áp dụng các biện pháp làm giảm nghén khi mang thai là không cần thiết bởi đó là bình thường mọi người phải chấp nhận. Nếu tình trạng nôn nghén ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ của bạn:
2.1 Các biện pháp giảm nghén khi mang thai không dùng thuốc
-Dùng Vitamin trước khi sinh:Thông thường khi mang thai người phụ nữ nào cũng muốn thai nhi mạnh khỏe đó là mong muốn tất yếu cho nên thường uống thêm các Vitamin nhưng chính Vitamin có thể làm buồn nôn thêm trong đó sắt và kích thước viên vitamin lớn đôi khi cũng là yếu tố nguy cơ. Các tác dụng phụ phổ biến nhất từ việc sử dụng vitamin trước khi sinh là táo bón, buồn nôn và nôn.cho nên trong ba tháng đầu, một người phụ nữ có thể dùng axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp không chứa sắt nhưng nếu thấy thai phát triển tốt thì theo tôi không cần thiết uống nhiều Vitamin, vì điều này có thể giúp giảm nghén khi mang thai,có thể ăn vài cái bánh quy hoặc uống trước khi đi ngủ. Sau này khi tình trạng nghén giảm, thai phụ có thể tiếp tục dùng vitamin tổng hợp thường xuyên sau
Xúc miệng thường xuyên nếu nước bọt tiết quá nhiều
Phụ nữ nên được khuyên không nên nuốt quá nhiều nước bọt, vì điều này có thể làm tăng các triệu chứng của nôn nghén khi mang thai. Nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên có thể hữu ích trong việc giảm nghén khi mang thai. Bạn có thể pha nước cùng với 1 thìa cà phê soda, nó còn giúp cho việc bảo vệ răng bạn không bị bào mòn bởi acid dạ dày
Một số lời khuyên cụ thể khác giúp giảm nghén khi mang thai
Tránh thực phẩm có mùi gây buồn nôn cho bạn, nên tránh những đồ cay, nóng, nên chọn những thực phẩm có lượng protein cao
- Giữ bánh quy trên giường và ăn một ít trước khi rời khỏi giường. Dành một chút thời gian cho tiêu hóa, và hoạt động từ từ khi bạn đã sẵn sàng.
Cần làm gì để giảm nghén khi mang thai?
- Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn trong suốt cả ngày thay vì ba bữa ăn lớn.
- Ăn nhiều thực phẩm khô, đơn giản như gạo trắng, bánh mì nướng khô hoặc khoai tây nướng…cũng giúp giảm nghén khi mang thai.
- Mút kẹo cứng.
- Cố gắng tiêu thụ ít nhất 2 lít chất lỏng hàng ngày ( bao gồm cả nước, đồ uống, canh, v.v…) với số lượng nhỏ uống thường xuyên
- Uống đủ nước giúp giảm nghén khi mang thai.
- Giữ phòng thông thoáng hoặc có quạt ở gần để thở dễ dàng hơn. Nếu cả hai điều này đều không thể, hãy dành thời gian ra ngoài để có được không khí trong lành.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn. Lắng nghe cơ thể của bạn khi bạn cảm thấy mệt mỏi, và thử nằm xuống thư giãn.
- Ngửi gừng hoặc chanh có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng đã được báo cáo có tác dụng giảm nghén khi mang thai tương đương với vitamin B6 và an toàn cho suốt thai kỳ
- Giữ một cuốn nhật ký khi bạn cảm thấy tồi tệ hơn và khi bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu có một mô hình hàng ngày, bạn có thể tìm thấy một thời gian cụ thể mỗi ngày khi bạn có thể ăn hoặc uống mà không cần thử lại.
Các biện pháp giảm nghén khi mang thai có sử dụng thuốc
Lưu ý: Chỉ dùng các loại thuốc theo bác sĩ kê đơn,nói chung hạn chế đến mức tối đa
Ốm nghén – Cần phải đến gặp bác sĩ khi bạn có các biểu hiện sau
- Sút cân, suy kiệt nghiêm trọng trong thời gian ngắn.
- Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.
- Nôn nghén quá mức, khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường được.
- Nôn nghén nặng kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai (gợi ý tình trạng chửa trứng).
- Đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm
Bài viết trên nhằm giúp cho các phụ nữ khi mới có thai có thể hiểu biết được những triệu chứng của có thai và nghén
BS Phạm Hữu – GV tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur