Tìm hiểu thông tin về bệnh xơ cứng bì

Bệnh xơ cứng bì khiến da và các mô liên kết trở nên dầy, xơ cứng do sự tích luỹ các chất tạo keo. Bệnh có thể chỉ ảnh hưởng đến da nhưng một số trường hợp xơ cứng bì sẽ gây ảnh hưởng đến các cấu trúc ngoài da khác như mạch máu, cơ quan nội tạng.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nguyên nhân nào gây bệnh xơ cứng bì?

Nguyên nhân nào gây bệnh xơ cứng bì?

Nguyên nhân nào gây bệnh xơ cứng bì?

Nguyên nhân gây bệnh xơ cứng bì đến nay vẫn chưa được xác định rõ nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân như sau:

  • Hệ miễn dịch có hoạt tính bất thường: Hệ miễn dịch kích thích các tế bào xơ non sản xuất ra quá nhiều chất tạo keo, các chất này sẽ lắng đọng xung quanh các tế bào, mạch máu, nội tạng và gây tổn thương xơ hoá.
  • Cấu trúc gen: Yếu tố gen di truyền được kể đến khi trong gia đình có người bị mắc bệnh xơ cứng bì hoặc các bệnh tự miễn khác. Ngoài ra, phần lớn những người bị bệnh xơ cứng bì đều có sự bất thường về nhiễm sắc thể.
  • Các kích thích từ môi trường: việc tiếp xúc với các yếu tố như các loại siêu vi trùng, chất keo hoá học và một số loại dung môi hữu cơ trong thời gian dài cũng có thể gây ra bệnh xơ cứng bì.
  • Yếu tố nội tiết: các hormon sinh dục nữ, đặc biệt là estrogen có liên quan mật thiết tới sự phát sinh của bệnh xơ cứng bì. Do đó phụ nữ trong độ tuổi từ 35 – 50 sẽ là nhóm đối tượng bị mắc bệnh xơ cứng bì nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng của bệnh xơ cứng bì

Một số triệu chứng của bệnh xơ cứng bì có thể kể đến như:

  • Tổn thương da: người bị bệnh xơ cứng bì thì ở da thường sẽ có hiện tượng trơn bóng, các mô dày và cứng lại, hạn chế cử động ở các ngón tay. Tổn thương của da và mô dưới da sẽ chia thành 3 giai đoạn: phù nề, xơ cứng và cuối cùng là teo.
  • Gặp các vấn đề về cơ và xương như: Đau mỏi cơ, teo cơ, viêm cơ, các chi không có lực, đau viêm xương khớp, cứng khớp, tiêu xương ở các khớp ngón tay và đầu xương trụ.
  • Thực quản bị tổn thương gây hiện tượng khó nuốt, ứ nước bọt, khô miệng. Niêm mạc trên thực quản bị loét, hẹp, xơ cứng, giảm co bóp.
  • Dạ dày và ruột có các triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng, trào ngược acid dạ dày thực quản, tiêu chảy, hấp thu kém, suy dinh dưỡng, sa dạ dày, hẹp môn vị, ruột kém nhu động.
  • Tổn thương đáy mắt, khô mắt.
  • Tim, phổi hoặc thận: Bệnh xơ cứng bì có thể ảnh hưởng tới các chức năng của tim, phổi, thận với các triệu chứng như ho, tức ngực, đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim….và ảnh hưởng tới các bệnh lý nội khoa khác như suy tim, gây phù thận, viêm cầu thận, suy thận, cao huyết áp,… Những triệu chứng này cần hết sức lưu ý vì có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Triệu chứng của bệnh xơ cứng bì

Triệu chứng của bệnh xơ cứng bì

Làm sao để phòng ngừa bệnh xơ cứng bì?

Mặc dù chưa có loại thuốc đặc trị chữa bệnh xơ cứng bì, nhưng bạn có thể phòng ngừa bệnh xơ cứng bì bằng một số phương pháp dưới đây:

  • Cần chủ động theo dõi tình hình sức khỏe để sớm phát hiện ra các triệu chứng bệnh, đặc biệt khi trong gia đình có tiền sử bị bệnh, hoặc bạn đang phải làm việc trong môi trường độc hại.
  • Mặc ấm, giữ ấm bàn tay, bàn chân vào mùa đông.
  • Nên sắp xếp công việc một cách khoa học để có thời gian thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
  • Xoa bóp, massage chân tay thường xuyên vài lần mỗi ngày để ngừa bệnh xơ cứng bì toàn thể.
  • Bạn không nên hút thuốc lá hoặc đứng gần những người hút thuốc, vì chất nicotine có trong khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ làm cho các mạch máu và mô phổi cứng lại.
  • Để phòng ngừa bệnh xơ cứng bì bạn nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để duy trì độ mềm dẻo của các chi và độ nhạy cảm của da. Tập thể dục giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp cho các khớp xương linh hoạt hơn.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới