Nguyên nhân nào gây ra bệnh tim mạch?

Bệnh tim mạch gây ảnh hưởng đến chức năng của tim và các mạch máu gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Bệnh tim mạch đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa ở độ tuổi thanh niên.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi chuyên gia y tế Đỗ Thiện Lợi – Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Tp.HCM, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM!

Bệnh tim mạch là nhóm căn bệnh liên quan đến những tổn thương tổn thương niêm mạc và lớp bên trong của động mạch vành. Cụ thể là các mảng bám có thể tích tụ lại trên các động mạch bị hư hỏng. Qua thời gian dài, mảng bám có thể đông cứng hoặc vỡ ra. Đối với các mảng bám cứng, chúng sẽ làm hẹp động mạch vành và làm giảm sự lưu thông máu giàu oxy đến tim. Chính vì vậy người bệnh sẽ cảm thấy có các cơn đau thắt ngực khó chịu. Còn đối với trường hợp, mảng bám bị vỡ ra chúng dính vào nhau tạo ra các cục máu đông. Cục máu đông này có thể thu hẹp các động mạch vành và gây đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây ra một cơn đau tim bất ngờ.

Bệnh tim mạch gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

Hàm lượng Cholesterol cao

Cholesterol là một chất béo có trong máu, khi hàm lượng cholesterol xấu tăng cao khiến động mạch bị xơ cứng, tim khó bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy làm tăng sức ép lên tim làm tim suy yếu. Nếu một mảng xơ vữa bị rơi ra, cục máu đông sẽ được hình thành, ngăn chặn máu đến tim (gây nhồi máu cơ tim), đến não (gây đột quỵ).

Béo phì

Đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường cũng như các bệnh về tim mạch. Bằng cách theo dõi các chỉ số về cân nặng và vòng eo sẽ giúp bạn kiểm soát được phần nào cân nặng của mình kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn và luyện tập nhằm duy trì cân nặng hợp lý. Tăng cao đồng nghĩa với việc bạn đang thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh tim.

Đái tháo đường típ 2, tiểu đường

Theo tin tức y tế bệnh tim mạch, nhiều nghiên cứu cho thấy đái tháo đường, tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vì lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương mạch máu. Những người mắc đái tháo đường, đặc biệt là típ 2 sẽ có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn người bình thường.

Đái tháo đường típ 2, tiểu đường
Đái tháo đường típ 2, tiểu đường

Tăng huyết áp

Huyết áp cao không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng để lâu dài rất dễ làm tổn thương các động mạch, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tình trạng này, nếu kéo dài và không được điều trị thì sẽ dẫn đến tim hoạt động kém hiệu quả, có thể dẫn đến suy tim. Do đó, khi bị chẩn đoán cao huyết áp, bạn nên kiểm soát cân nặng, ăn ít muối, hạn chế uống rượu, duy trì hoạt động thể chất và uống thuốc theo toa.

Hút thuốc lá

Thuốc lá được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe trong đó có các bệnh về tim mạch. Do đó, để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn hãy từ bỏ việc hút thuốc. Trong khói thuốc có rất nhiều hóa chất độc hại có thể gây tổn thương cho động mạch, buộc tim phải làm việc nhiều hơn và hình thành cục máu đông làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Lười vận động

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh tiểu đường đồng thời có thể hạ huyết áp..

Nguồn: http://benhlyxuongkhop.net – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới