Bệnh trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ được biết đến là một căn bệnh phổ thông, gây ra sự bức bách và khó chịu cho bệnh nhân. Nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng để có cách điều trị kịp thời là cơ hội vàng để chữa bệnh dứt điểm.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (còn gọi bệnh lòi dom) xuất hiện do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn khiến cho các tĩnh mạch bị ứ đọng máu, làm cho người bệnh khó chịu và đau, đặc biệt là khi ngồi. Bệnh trĩ được chia làm 2 dạng, phụ thuộc vào vị trí xảy ra, bao gồm:

  • Trĩ nội: các búi tĩnh mạch xuất hiện bên trong trực tràng, thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên có thể lồi ra ngoài hậu môn gọi là sa búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi kèm theo chảy máu.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Trĩ nội: Trĩ nội nằm bên trong trực tràng, không gây khó chịu, không cảm thấy đau. Tuy nhiên, khi đi đại tiện, các búi trĩ có thể chịu áp lực và kích thích dẫn đến chảy máu. Đôi khi do áp lực có thể khiến búi trĩ nội lòi ra ngoài, tình trạng này gọi là sa búi trĩ có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu.

Trĩ ngoại: thường nằm ở vùng da quanh hậu môn, trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc chảy máu. Đôi khi máu có thể ứ lại ở bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông, tình trạng này có thể khiến búi trĩ sưng, viêm và đau dữ dội.

Bệnh nhân cần thăm khám nếu bệnh trĩ gây đau đớn, chảy máu nhiều hoặc không cải thiện sau khi tự điều trị tại nhà bằng thuốc. Ngoài ra, nếu bệnh nhân đi ngoài ra phân màu đen, hắc ín hoặc phân màu nâu sẫm, có cục máu đông, hoặc máu lẫn trong phân cũng cần thăm khám vì những dấu hiệu này có thể là chảy máu đường tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến những bệnh lý nội khoa khác.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ phổ biến nhất là do tăng áp lực ở hậu môn hoặc tĩnh mạch trực tràng do: táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính, ngồi quá lâu, thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, suy yếu mô liên kết ở trực tràng và hậu môn ở người cao tuổi, phụ nữ có thai do tăng áp lực ổ bụng.

Yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh khá phổ biến khoảng 75% dân số sẽ mắc bệnh trĩ trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt là những người ngồi nhiều và phụ nữ mang thai. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi. Ngoài ra các yếu tố sau có khả năng cao mắc bệnh trĩ bao gồm: tiêu chảy, táo bón, béo phì, mang thai, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, chế độ ăn ít chất xơ, tuổi cao…

Điều trị hiệu quả bệnh trĩ

Điều trị hiệu quả bệnh trĩ

Điều trị hiệu quả bệnh trĩ

Các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs HCM cho biết, chuẩn đoán bệnh trĩ thông qua một số phương pháp như: kiểm tra khu vực trực tràng, đặc biệt là ở trĩ ngoại, xét nghiệm tìm máu trong phân, soi đại tràng sigma, soi hậu môn.

Điều trị tại nhà: Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa trị tại nhà bằng bằng việc thiết lập chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, giúp phân mềm và dễ dàng thải ra ngoài hơn, làm giảm áp lực tác động lên búi trĩ, ngồi ngâm nước ấm, chườm đá giảm sưng, tập thể dục để ngăn ngừa táo bón, sử dụng một số thuốc làm mềm phân, kem bôi trĩ làm giảm đau và ngứa.

Điều trị tại bệnh viện: nếu bệnh ở giai đoạn nặng có thể phẫu thuật, thắt vòng cao su, chích xơ, quang đông hồng ngoại để làm co nhỏ búi trĩ hoặc phẫu thuật cắt búi trĩ nếu búi trĩ quá lớn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh trĩ

Ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau xanh chất xơ, uống nhiều nước để làm mềm phân, tập thể dục để ngăn ngừa táo bón.

Không dùng giấy vệ sinh khô ráp, nên vệ sinh hậu môn bằng khăn giấy ướt không chứa chất tạo mùi sau khi đi vệ sinh, vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới