- Điểm mặt 4 căn bệnh xương khớp hay gặp trong cuộc sống hiện đại
- Tổng quan về bệnh Gout: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Tiềm ẩn vô vàn bệnh lý cơ xương khớp
Hiện có khoảng 200 bệnh khác nhau trong bộ máy vận động của bệnh lý cơ xương khớp. Trong đó, bệnh bệnh cơ xương khớp chia làm hai nhóm bao gồm: nhóm có chấn thương do tai nạn, chấn thương,…và nhóm không chấn thương như bệnh hệ thống, bệnh khớp tinh thể, bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan tới hệ xương khớp, bệnh xương khớp không do viêm, các bệnh lý phần mềm cạnh khớp, các bệnh lý cơ xương khớp khác.
Bệnh cơ xương khớp và những hậu quả nặng nề
Trên các trang bệnh lý cơ xương khớp đã liên tục cập nhật hậu quả của bệnh cơ xương khớp nhằm cảnh báo đến người bệnh về nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh. Hậu quả của bệnh cơ xương khớp có thể kể đến như rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương. Theo thống kê trên thế giới cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương và được dự đoán rằng đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do bệnh cơ xương gây ra.
Dù chỉ một lực tác động mạnh đến những người bị loãng xương thì nguy cơ cao người bệnh sẽ bị lún, gãy cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng tay, xương cẳng chân. Thoái hóa khớp có thể dẫn đến sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ phải thay khớp nhân tạo nếu muốn duy trì khả năng vận động và để lại những biến chứng dạng khớp, thậm chí là tàn phế.
Phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp
Ngành thấp khớp học Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc và áp dụng được nhiều thành tựu khoa học của thế giới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. Nhờ sự kết hợp giữa biện pháp điều trị bệnh cơ xương khớp nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và đông y đã mang lại hiệu quả tích cự trong điều trị.
Điều trị nội khoa bệnh cơ xương khớp
Theo Dược sĩ Đặng Nam Anh, giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, các thuốc chống viêm không steroids được dựa trên cơ chế ức chế chọn lọc COX-2 giảm thiểu tác dụng phụ trên thận và đường tiêu hóa. Bện cạnh đó là các loại thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm có khả năng tái lập cân bằng chuyển hóa sụn khớp, có thể dùng kéo dài, hiệu quả tốt và ít tác dụng không mong muốn có thể kể đến như: diacerheine (arthrodar) hay glucosamin sulphat-viarthril-S.
Ngoài ra người bệnh có thể được sử dụng liệu pháp bổ sung chất nhày dịch khớp bằng tiêm acid hyaluronic nội khớp trong điều trị thoái hóa khớp. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng liệu pháp tế bào gốc mô mỡ tự thân hay huyết tương giàu tiểu cầu.
Thuốc sinh học cũng là phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh cơ xương khớp như thuốc ức chế IL 6, ức chế yếu tố hoại tử u TNF-alpha. Mặc dù đây là những loại thuốc cho kết quả khả quan, dung nạp tốt, nhưng giá tiền còn cao.
Điều trị ngoại khoa bệnh cơ xương khớp
Điều trị nội soi mang lại hiệu quả cao trong các trường hợp thoái hóa khớp tổn thương dây chằng, cắt bỏ màng hoạt dịch, nhiễm khuẩn khớp, sụn chêm,… Do đó các kỹ thuật như thay khớp gối, thay khớp háng, đĩa đệm nhân tạo, chỉnh hình cột sống ngày càng trở nên phổ biến.
Bệnh cơ xương khớp đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại, mặc dù những giải pháp về phương pháp điều trị vẫn còn nhiều vấn đề đáng nói. Theo đó, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ việc xây dựng cho mình chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net