Khắc phục tình trạng đau lưng trong những tháng cuối thai kỳ

Đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ là tình trạng thường gặp ở những phụ nữ mang thai. Vậy cần làm gì khi đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối?.

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ là tình trạng thường gặp ở những phụ nữ mang thai. Vậy cần làm gì khi đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối?

Lý do gây đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối là gì?

Đây có thể là thời gian mà một số cơn nhức mỏi thắt lưng trở nên dữ dội nhất được giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ:

Khi có thai thì cơ thể mẹ bầu sản sinh ra nhiều loại hormon và hormon tác động đến phần dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra điều đó giúp cho khớp xương của xương cùng, liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở mẹ bầu có thể trợ giúp khi chuyển dạ thuận lợi hơn. Trường hợp dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho mẹ bầu đi đứng khó khăn.

Trong giai đoạn cuối thai kỳ thì tử cung của mẹ bầu lớn ra, trọng lượng thai nhităng lên và trọng tâm cơ thể của mẹ bầu di chuyển về phía trước của cơ thể. Giúp có thể giữ cơ thể thăng bằng, đầu và vai thì mẹ bầu di chuyển về phía sau việc đó làm tăng độ cong phần lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức.

Khi mang thai 3 tháng cuối thai kì thì phần lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị thay đổi về hình dạng cột sống. Tuổi thai càng lớn thì cột sống của người mẹ càng bị tăng sức nặng nhiều hơn và sẽ gây nên một số cơn đau.

Phương pháp khắc phục tình trạng đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối

Để khắc phục bệnh đau lưng do mang thai 3 tháng cuối gây ra, các mẹ bầu có thể tham khảo:

Không cần ăn nhiều nhưng ăn đủ: mẹ bầu giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết.
Thường xuyên luyện tập những bài thể dục nhẹ dành cho mẹ  

Một số bài tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt những cơn đau lưng

Thư giãn nghỉ ngơi thích hợp, không mang, xách vật nặng, ăn ngủ điều độ, đúng giấc. Không nên làm những việc nặng, chọn những việc làm nhẹ nhàng, phù hợp. Khi nâng 1 vật gì đó, mẹ bầu cần chú ý tư thế: từ từ ngồi xổm xuống, hai chân rộng ra tạo thế vững chắc. Với một số vật nặng, mẹ bầu đừng cố nâng mà hãy tìm sự trợ giúp của người khác. Đặc biệt không nên uốn vòng eo hay va đập mạnh vào vùng lưng.

Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi. Nên đến những chuyên gia trình độ Cao đẳng Vật lý trị liệu hoặc bác sĩ phục hồi chức năng về bệnh cơ xương khớp như xoa bóp, về xương, cột sống và về châm cứu giúp có một số lời khuyên phù hợp

Khi ngủ, sử dụng thêm đệm hoặc gối đỡ bụng và lưng. Trường hợp mẹ bầu nằm nghiêng thì các mẹ hãy nên chèn thêm gối vào giữa hai chân giúp tạo cân bằng cho hông

Đầu tư thêm gối ôm cho bà bầu mẹ bầu thoải mái.

Đến bác sĩ chuyên khoa ngay giúp theo dõi đúng lúc trường hợp cơn đau lưng do mang thai hay bệnh lý gây ra

Dùng đai đỡ bụng dưới và quần đặc biệt cho mẹ bầu cũng giúp mẹ bầu hạn chế đau lưng khi mang thai tam cá nguyệt 3.

Việc ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi cũng như tham gia vào một số bài tập hay massage nhẹ nhàng sẽ là cách giúp cải thiện tình trạng này một cách đáng kể.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng lưu ý thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới