Tìm hiểu về hội chứng sợ máu Hemophobia

Sợ máu là một hội chứng khá phổ biến thường gặp ở nhiều người. Hội chứng này gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày này có nhiều phương pháp có thể điều trị thành công hội chứng sợ máu Hemophobia.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hội chứng sợ máu là gì?

Hội chứng sợ máu là gì?

Hội chứng sợ máu là gì?

Hội chứng sợ máu có tên khoa học là Homophobia, là một chứng sợ khá phổ biến ở nhiều người. Đây là nỗi sợ hãi khó kiểm soát xảy ra một cách tự nhiên. Hội chứng về máu này gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của một người và ngăn cản sự thích nghi trong xã hội.

Nguyên nhân gây hội chứng sợ máu

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng sợ máu. Và nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là yếu tố di truyền. Nếu người thân trong gia đình bạn có người mắc hội chúng này thì cũng có khả năng bạn sẽ mắc phải. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu một người từng bị ám ánh về việc chảy máu hoặc chứng kiến người thân của bạn bị chảy máu cũng gây ra chứng sợ máu. Đồng thời, chứng sợ máu cũng có thể xuất phát từ việc bị ức chế thần kinh hoặc thường xuyên bị nhồi nhét ý nghĩa sợ máu ngay từ bé. (Cô Lê Thị Trinh – Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ).

Triệu chứng của hội chứng sợ máu Hemophobia

Triệu chứng của hội chứng sợ máu Hemophobia

Triệu chứng của hội chứng sợ máu Hemophobia

Những người mắc hội chứng Hemophobia sẽ có nỗi sợ hãi không kiểm soát được ở mức độ hoảng loạn, không thể đoán trước. Các triệu chứng khi nhìn thấy máu có thể gặp như mất ý thức, mặt tái nhợt, run rẩy, đánh trống ngực, khó thở, run rẩy… có thể xuất hiện.

Người mắc hội chứng sợ máu khi nhìn thấy máu thì nhịp tim và huyết áp sẽ đột ngột tăng cao trong chốc lát nhưng sau đó lại tụt xuống rất mạnh, khiến da tái nhợt đi, đổ nhiều mồ hôi, có cảm giác buồn nôn có thể dẫn đến ngất xỉu, thậm chí là ảnh hưởng tới những bệnh lý nội khoa khác. Triệu chứng ngất là do cơ thể bị suy giảm khả năng điều hòa hệ thần kinh dẫn đến một phản xạ có điều kiện là ngất.

Các phương pháp điều trị hội chứng sợ máu

Thực hiện phương pháp tác động tâm lý

Bác sĩ tâm lý sẽ tiến hành tìm hiểu những mong muốn, tâm lý, tình cảm và các sự kiện bạn đã trải qua, các nỗi sợ hãi thông qua cuộc nói chuyện với người bệnh. Sau đó sẽ giúp họ giải tỏa những tâm sự và đưa ra lời khuyên giúp vượt qua nỗ sợ hãi và trở ngại. Đây là cách chữa trị dựa vào tâm lý. Và đã có một số người đã áp dụng thành công cách này.

Các phương pháp điều trị hội chứng sợ máu

Các phương pháp điều trị hội chứng sợ máu

Giảm độ nhạy cảm của bản thân

Đây là phương pháp dựa trên các thuyết tâm lý học hành vi. Phương pháp này sẽ giúp bạn xóa bỏ các kí ức và suy nghĩ tiêu cực về việc sợ máu. Phương pháp giảm độ nhạy cảm sẽ dần dần xóa bỏ nỗi sợ máu trong bạn. Bạn sẽ tiếp xúc máu theo mức độ tăng dần và tập thành thói quen. Việc thực hiện phương pháp này sẽ giúp suy nghĩ của bạn quen dần với việc thấy máu và nỗi sợ sẽ giảm nhiều.

Liệu pháp nhận thức – hành vi

Đây là một trong những phương pháp thường xuyên được sử dụng và khá thành công. Phương pháp này dựa trên việc nghiên cứu cách suy nghĩ của bạn và nguyên nhân gây ra sự sợ hãi. Và dựa trên điều đó để làm chủ suy nghĩ của mình loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực về máu và thay chũng bang các suy nghĩ tích cực. Đông thời, suy nghĩ tích cực giúp bạn có thái độ sống vui vẻ hơn và lạc quan hơn.

Áp dụng sức ép

Đây là phương pháp tác dụng sức ép lên các cơ giúp huyết áp tăng lên tránh tình trạng ngất xỉu khi thấy máu. Do đó, khi bạn cảm thấy muốn ngất, hãy thử gồng các cơ tay, chân và toàn thân để tăng huyết áp và chống ngất xỉu.

Chứng sợ máu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi bạn hay người khác gặp tai nạn. Vì vậy, bạn cũng nên tránh các phản ứng vật lý quá kích động và tránh để bị ngất trong các hoàn cảnh như: đang lái xe hay đang leo cầu thang vì điều này rất nguy hiểm.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới