Tại nước ta, thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh cơ xương khớp ngày càng có dấu hiệu tăng cao và trẻ hóa. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó khăn và nặng nề trong cuộc sống.
- Phương pháp chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu hiệu quả hiện nay
- Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
- Các bệnh xương khớp thường gặp nhất hiện nay
Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu về nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Không phải bệnh đau lưng hay đau vai gáy mà hiện nay bệnh thoát vị đĩa đệm được coi là căn bệnh đau xương khớp phổ biến nhất trong cuộc sống ngày nay. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là những người lớn tuổi do quá trình lão hóa, đĩa đệm dần bị hao mòn theo thời gian và tuổi tác. Ngoài ra, số lượng người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm cũng ngày một gia tăng do những thói quen tiêu cực trong lối sống hằng ngày như ngồi làm việc, học tập, vui chơi sai tư thế lâu ngày. Cơ thể bị những chấn thương mạnh ở cột sống chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thoát vị đĩa đệm hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở những người thường xuyên làm công việc nặng nhọc, khuân vác vật quá sức.
Phần lớn khi phát hiện cơ thể mắc bệnh điều đầu tiên nhiều người nghĩ tới là ra hiệu thuốc nhờ các nhân viên tư vấn, tư vấn các loại thuốc giúp làm giảm các đơn đau do thoát vị đĩa đêm gây nên. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ đôi khi lại chính là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng trở lên nặng hơn. Và hiển nhiên khi tình trạng này kéo dài không chỉ khiến các cơn đau buốt dữ dội hơn mà bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe:
- Mất khả năng vận động.
- Rối loạn cảm giác khi người bệnh thoát vị đĩa đệm không thể phân biệt được nóng lạnh, mất cảm giác tứ chi, chân tay duy chỉ có cảm giác đau buốt cột sống là vẫn còn.
- Rối loạn cơ thắt, mất kiểm soát tiểu việc đi tiểu cần có sự hỗ trợ của người thân.
- Teo cơ, dây thần kinh bị chèn ép, máu cùng chất dinh dưỡng không thể lưu thông khiến tay chân tê bì, phần cơ ở chân sẽ bị teo dần.
- Liệt là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể bị tàn phế hoàn toàn, không thể đứng hay đi lại được, gắn bó với xe lăn đến cuối đời.
Với những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh thoát vị đĩa đệm nhiều người bệnh đều mong muốn được biết bệnh có thể chữa khỏi được không, nếu có thì chữa bằng cách nào?
Bị thoát vị đĩa đệm có thể chữa được không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Trong thực tế, bệnh thoát vị đĩa đệm có cơ hội được phục hồi. Khi xác định được tình trạng cũng như nguyên nhân gây nên bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị bệnh khác nhau làm sao để giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người bệnh. Bên cạnh việc điều trị bằng phẫu thuật, vật lý trị liệu hay một vài phương pháp khoa học khác. Người mắc thoát vị đĩa đệm cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống cùng cách sinh hoạt lành mạnh. Không làm những công việc nặng nhọc, thường xuyên ngồi nhiều hay đứng một tư thế. Cần áp dụng những bài tập thể dục nhẹ nhàng để cương cốt được dẻo dai, hạn chế tối đa những cơn đau cũng như nguy cơ gây bệnh. Việc tuân thủ đúng lối sống lành mạnh sẽ giúp bệnh thoái vị đĩa đệm được cải thiện rõ rệt cũng như tình trạng bệnh được đẩy lùi.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net