Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống ai cũng có thể mắc phải nhưng rất khó chữa nếu tiếp cận sai phương pháp không chỉ dẫn đến tốn kém mà còn khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong bài phỏng vấn với các thầy cô Bộ môn Y học Cổ truyền, Giảng viên, bác sĩ Nguyễn Hữu Định đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ngày hôm nay, các bạn sẽ được tư vấn làm sao có thể nhận biết sớm cũng như cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì và cách nhận biết bệnh ra sao trên thực tế?

Câu hỏi: Thưa các bác sĩ, mẹ tôi dạo này bị đau lưng và khẳng định rằng bản thân bị thoát vị đĩa đệm. Nhưng quả thật tôi cũng không hiểu thoát vị đĩa đệm là gì, dấu hiệu nhận biết ra sao để kiếm chứng. Các bác sĩ có thể tư vấn cho tôi những vấn đề này được không ạ? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn,

Tôi sẽ giải thích cho bạn ngắn gọn nhất về khái niệm “bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh gì”. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Tùy vào vị trí đĩa đệm bị chèn ép mà các triệu chứng có thể khác nhau. Đối với thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh đau vùng vai gáy, yếu cơ bắp tay và cơ duỗi ở cổ tay; tê và đau nhói một nửa bàn tay.

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm lưng, người bệnh đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng, có cảm giác tê, bỏng rát như bị kim châm, cứng lưng…

Khi đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa (dây thần kinh kéo dài từ lưng sau đến ngón chân), các cơn đau nhức, cảm giác tê yếu ở bắp chân, cẳng chân, bàn chân, ngón chân ở một bên cơ thể… sẽ xuất hiện.

Đó là những triệu chứng cơ bản, tuy nhiên nếu bạn không phân biệt được những triệu chứng này ở người thân, bạn có thể dẫn người thân của mình đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn để có ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp phổ biến khác.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì và cách nhận biết bệnh ra sao trên thực tế?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì và cách nhận biết bệnh ra sao trên thực tế?

Một số phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay

Câu hỏi: Tôi 42 tuổi, đau lưng lan xuống chân cách đây 3 năm, đã uống thuốc nam và hết đau. Đầu năm nay tôi lại bị đau lưng và tê chân phải, chụp MRI được chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm L4, L5. Bác sĩ kê đơn thuốc uống một tháng thì giảm triệu chứng nhưng hết thuốc lại đau. Bác sĩ chấn thương chỉnh hình khuyên nên phẫu thuật, song tôi rất sợ mổ. Xin hỏi ngoài uống thuốc nam và phẫu thuật, còn phương pháp nào khác điều trị được bệnh? Xin cám ơn.

Trả lời:

Chào bạn,

Thuốc nam có tác dụng làm giảm tình trạng viêm cơ bắp nên giúp điều trị đau. Tuy nhiên thuốc không thể giải quyết triệt để các vấn đề xương khớp. Bạn bị thoát vị đĩa đệm hơn 3 năm nay, uống thuốc giảm đau và kháng viêm có thể giúp hết đau tạm thời, nhưng về sau thuốc sẽ không còn tác dụng nữa.

Cần lưu ý thêm về tác dụng phụ khi dùng thuốc kéo dài có thể khiến bạn đau đầu và mắc các chứng bệnh về tim mạch, thận, gan, dạ dày… Thậm chí thuốc còn là nguyên nhân gây đau đớn. Do vậy khi điều trị các bệnh về xương khớp, nên tránh dùng thuốc bởi nó chỉ giúp làm giảm các triệu chứng, chữa bệnh tạm thời mà không giải quyết tận gốc vấn đề. Các cơn đau sẽ quay trở lại khi bạn ngừng thuốc.

Trong một số trường hợp đau nặng, bệnh nhân thường chọn giải pháp phẫu thuật, tỷ lệ điều trị thành công là 50%. Theo dõi cho thấy ngay cả ở những bệnh nhân mổ thành công, cơn đau có thể quay lại nhanh chóng trong vòng 6 đến 8 tháng, thậm chí còn đau hơn trước khi mổ. Nếu phẫu thuật thất bại, cơn đau không giảm mà tồi tệ hơn trước rất nhiều. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên là sự lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác đã thất bại không không thể áp dụng được. Thực tế, dù phẫu thuật thành công hay thất bại, các đĩa đệm sẽ không bao giờ trở về trạng thái như ban đầu được.

Nếu bạn sợ phẫu thuật, theo tôi, còn một phương pháp khác phù hợp nhất là nắn chỉnh thần kinh cột sống. Các chuyên gia nắn chỉnh thần kinh cột sống luôn dựa vào nguyên lý “cơ thể con người khi sinh ra đã có khả năng tự chữa lành”, cũng như khi bạn bị đứt tay, cơ thể sẽ tự điều chỉnh làm cho vết thương tự lành và lên da non. Trong trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, hệ thần kinh bị chèn ép làm giảm khả năng tự bảo vệ của cơ thể. Khi đó, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh tác động lên hệ thần kinh cột sống nhằm giải phóng áp lực trên các dây thần kinh. Nhờ vậy cải thiện khả năng tự phục hồi của cơ thể. Cách chữa trị này không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật nên giảm thiểu rủi ro và nguy cơ biến chứng.

Hiện nay liệu pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống đươc ưa chuộng rộng rãi tại Mỹ song nó còn khá mới ở Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy phương pháp này rất an toàn và hiệu quả giúp phục hồi các đĩa đệm bị yếu. Các thao tác nắn chỉnh thần kinh cột sống của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giảm các cơn đau, các đĩa đệm từ từ lấy lại được nước, dưỡng chất để phục hồi chức năng nâng đỡ và giúp cơ thể vận động đúng cách. Việc nắn chỉnh mang lại hiệu quả lâu dài, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Câu hỏi: Tôi mới đi khám Bác sĩ bảo tôi bị chứng Thoát vị đĩa đệm, tôi nghe nói tập thể dục có thể khiến bệnh trầm trọng hơn, điều này có đúng không thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Cũng liên quan đến phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thì các chuyên gia cũng cho biết:

Thoát vị đĩa đệm đốt sống là căn bệnh cơ xương khớp phổ biến, bệnh thường gặp ở hai thể thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đốt thường xuất hiện ở những người có độ tuổi trung niên, nhưng cùng với sự phát triển của xã hội thì độ tuổi mắc Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ ngày càng có xu hướng trẻ hóa, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Thể dục là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị chứng bệnh thoát vị đĩa đệm. Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm tương đối đơn giản, bệnh nhân có thể tự chủ động trong việc luyện tập sao cho phù hợp nhất với thể trạng của mình, những bài tập chữa thoát vị đĩa đệm này ngoài việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, nó còn có tác dụng làm giảm đau và đảm bảo cho lưng bạn được dẻo dai lâu dài.

Thể dục là biện pháp hữu hiệu giúp làm giảm những cơn đau ở vùng thắt lưng do chứng bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, đồng thời giúp ngăn những tổn thương và những cơn đau lưng tái phát sau này. Ngoài ra, thực hiện những bài tập chữa thoát vị đĩa đệm thường xuyên giúp các cơ của bạn mạnh khỏe, giúp bạn chống đỡ được phần trọng lượng và cơ thể và các xương, điều này có vai trò vô cùng quan trọng để làm giảm bớt đi những áp dụng không cần thiết đè nặng lên cột sống. Nếu bạn đang có một cơ lưng khỏe mạnh nhưng trọng lượng của bạn lại đang ở mức báo động thì việc thực hiện những bài tập giúp giảm cân sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ cột sống và hạn chế các bệnh lý xương khớp.

Nguồn benhlyxuongkhop.net

 

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới