- Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng
- Điều trị bệnh viêm đại tràng như thế nào?
- Mẹo chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả ngay tại nhà
Dấu hiệu khi đại tràng bị viêm loét
Dấu hiệu khi đại tràng bị viêm loét và biến chứng của nó
Viêm loét đại tràng có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh có cá triệu chứng sau:
- Tình trạng viêm loét xuất hiện ở đoạn trực tràng: bị đau bụng, đi lại khó khăn, đi đại tiện đau buốt, kèm theo máu.
- Nếu xuất hiện viêm đoạn trực tràng – đại tràng sigmoid có triệu chứng bị tiêu chảy kèm theo chảy máu, đau bụng dữ dội.
- Người bị viêm các đoạn đại tràng còn lại: bị tiêu chảy kèm theo chảy máu, bụng đau quặn rút thành từng cơn bên trái, bị sụt cân nhanh chóng.
- Bệnh nhân bị viêm toàn bộ đại tràng cũng có triệu chứng tương tự như viêm đoạn đầu đại tràng, nhưng các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh viêm đại tràng tối cấp thường hiếm gặp, tuy nhiên mức độ này có nguy hiểm tới tính mạng: bệnh nhân bị đau dữ dội, tiêu chảy cấp kèm chảy máu, bị mất nước và gây sốc cho bệnh nhân.
Viêm đại tràng có thể không nguy hiểm, nhưng biến chứng của nó lại gây nguy hiểm cho người bệnh như: đại tràng bị loét dẫn tới chảy máu liên tục, tiêu chảy dẫn tới cơ thể mất nước, bệnh kéo dài có thể làm cho đại tràng phình to gây thủng hoặc đứt đại tràng, ung thư đại tràng.
Ngoài ra còn có thể gây biến chứng tới các cơ quan khác như: dẫn tới tình trạng loãng xương, các bệnh về da, các bệnh lý về gan, mắt…
Đại tràng bị viêm loét do đâu?
Đại tràng bị viêm loét do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm loét đại tràng như:
- Viêm do sự xâm nhập vi sinh vật gây bệnh nào dó vào đường tiêu hóa, hoặc cũng có thể do sự tự miễn của cơ thể.
- Một số loại thuốc chống viêm như: piroxicam, ibuprofen, diclofenac, naproxen… cũng có nguy cơ mắc viêm loét đại tràng.
- Một nguyên nhân hiếm gặp nữa là nguyên nhân từ gia đình, trường hợp thành viên trong gia đình từng có người mắc viêm loét đại tràng thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn những người khác.
Điều trị viêm loét đại tràng đúng cách
Các phương pháp điều trị chủ yếu là giúp làm giảm bớt tình trạng viêm, đồng thời điều trị các triệu chứng do viêm loét gây ra như:
- Có thể dùng thuốc kháng viêm, thuốc chống viêm: Sulfasalazine, Mesalamine, Colazal, Dipentum, Corticosteroid.
- Dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể như: Azathioprine, mercapxopurine để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên loại này cũng gây ra một số tác dụng phụ như: dị ứng, nhiễm trùng, viêm gan, suy tủy…
- Sử dụng thuốc để vô hiệu hóa yếu tố gây hoại tử như: Infliximab để loại bỏ yếu tố gây viêm loét.
- Sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát lây nhiễm, và ngăn ngừa viêm loét rộng.
- Dùng thuốc acetaminophen để giảm đau và giúp người bệnh thoải mái hơn như.
- Người bệnh nên uống bổ sung thêm sắt do viêm loét có thể gây ra thiếu máu.
- Trong trường hợp viêm loét nặng có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng.
Các biện pháp phòng ngừa viêm loét đại tràng
Các biện pháp phòng ngừa viêm loét đại tràng
Để phòng tránh viêm loét đại tràng cần có chế độ ăn uống hợp lí như:
– Bổ sung chất xơ từ rau quả, tuy nhiên nếu đang bị viêm thì khi ăn các thực phẩm giàu chất xơ cũng cần nấu chín kĩ, hoặc hạn chế ăn các loại này, nhưng cũng không nên bỏ hẳn.
– Nên chia các bữa ăn chính thành các bữa nhỏ đối với trường hợp tiêu hóa kém.
– Nếu đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, tốt nhất nên bổ sung thêm vitamin cho cơ thể.
– Hạn chế các thực phẩm nếu có hiện tượng bị đầy hơi như: bông cải, các loại đậu, sữa, đồ có ga…
– Uống đủ nước mỗi ngày.
– Cần tránh làm việc quá sức, stress, nên có một lối sống lành mạnh vì khi quá căng thẳng cũng tăng thúc đẩy các nguy cơ gây viêm ruột.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net