Đau cơ xương khớp là một bệnh phổ biến và thường gặp ở người già, tuy nhiên bệnh có nguy cơ gia tăng vào mùa đông bởi nhiều lý do.
- Bạn biết gì về phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio?
- Nên điều trị bệnh thoái hóa khớp bằng Đông y hay Tây y?
- Bật mí cách chữa bệnh thoái hóa khớp bằng các bài thuốc dân gian dễ tìm
Mùa đông là thời điểm bệnh cơ xương khớp dễ tái phát
Thời tiết – tác nhân đau xương khớp
Khi trời trở lạnh nhiệt độ xuống thấp, cơ thể sẽ có phản xạ tích trữ năng lượng khiến cho sự lưu thông của dòng máu kém hơn, sự lưu thông của dịch khớp cũng theo đó mà giảm đi. Chính vì sự thay đổi đột ngột này khiến cho bệnh cơ xương khớp phát triển mạnh và gây nên những cơn đau nhức. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị bệnh xương khớp lâu năm, nhất là thoái hóa khớp, khi sụn và xương dưới sụn bị tổn thương kèm theo sự lưu thông dịch khớp kém làm cho sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, gây đau nhức nhiều hơn. Ngoài ra, theo nghiên cứu chỉ ra khi nhiệt độ thấp cũng làm cho các đầu mút dây thần kinh ở các khớp trở nên nhạy cảm hơn, khiến bệnh nhân cảm nhận rõ cơn đau và mỏi. Bên cạnh đó khi thời tiết lạnh khiến cho người bệnh lười vận động, các khớp trở lên cứng và đây cũng là một phần lý do khiến chứng đau khớp dễ tái phát.
Cũng theo dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, đa phần các bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp đều bị nặng hơn, hoặc bùng phát khi trời lạnh. Từ bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hay mắc bệnh thoát vị đĩa đệm,… hầu hết lúc này các khớp đều trở nên nặng nề, đau mỏi hơn trong những ngày thời tiết mưa lạnh. Khi trời lạnh các khớp thường mắc bệnh nhiều nhất như: Các khớp cột sống, khớp gối, khớp bàn ngón tay, cổ tay, cổ chân,.. Nhưng nặng nhất vẫn là đau đốt cột sống lưng bởi đây là vị trí mà dễ bị tác động, khi chúng ta ngồi nhiều, mang vác, bưng bê vật nặng dễ có thể gây ra những cơn đau ở đốt cột sống. Chính vì vậy mà tỷ lệ những bị những bệnh về cột sống thường chiếm t rất cao, khoảng 30% với cột sống thắt lưng và trên 20% với cột sống.
Tập thể dục cũng là một cách đầy lùi bệnh đau cơ xương khớp
Cách phòng tránh đau nhức xương khớp khi trời chuyển lạnh
Để có thể phòng tránh bệnh đau xương khớp hay bệnh đau lưng thì ngoài việc ăn uống hợp lý, bổ sung đủ các chất Vitamin, khoáng chất, uống Glucosamin, thực phẩm giàu axit béo Omega-3 để phòng ngừa thoái hóa nặng thêm, bệnh nhân cần tập luyện thể dục thể thao điều độ, kể cả những ngày lạnh buốt để tránh tình trạng các khớp bị khô. Đói với những người bị viêm, sưng đau các khớp cần hạn chế ăn các chất béo, hải sản hay các sản phẩm quá chua, quá mặn. Với người bị thoái hóa khớp gối phải hạn chế leo cầu thang, hạn chế các môn thể thao cần đến trụ đầu gối, nên đạp xe nhẹ nhàng hoặc vận động tại chỗ.
Ngoài việc sử dụng chế độ ăn uống, tập thể dục lành mạnh và dùng thuốc thường xuyên, người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt hay các bài thuốc đông y. Việc sử dụng thuốc Đông y luôn được đánh giá là mang đến hiệu quả điều trị bệnh đau xương khớp cao hơn, tránh những tác dụng phụ. Điều trị bằng đông y chủ yếu dùng các vị khu phong, tán hàn, thông kinh hoạt lạc để giảm đau nhức, co cơ. Trong đó có các vị thuốc nam dễ kiếm như rễ lá lốt, rễ cây xấu hổ, rễ cây khúc khắc có tác dụng trừ thấp tốt là khắc tinh của khí hậu lạnh ẩm. Gừng, quế, hồi có tác dụng trừ hàn tốt, làm giảm đau nhức, co cứng cơ do lạnh. Tuy nhiên tốt nhất bệnh nhân vẫn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc về tình trạng bệnh để có cách xử lý đúng nhất.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net