3 phương pháp áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Hiện có 3 phương pháp đang được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được các chuyên gia chuyên khoa xương khớp đánh giá cao về tác dụng.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống nên việc pháp hiện và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn giảm các nguy cơ gây tổn hại cơ thể.

3 phương pháp áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
3 phương pháp áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được chú trọng ngay từ khi phát hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Khi phát hiện bệnh sớm thì khả năng điều trị mang lại kết quả như mong muốn cao, giúp người bệnh nhanh chóng khôi phục lại chức năng của đĩa đệm cột sống bị thoát vị. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng thì công tác điều trị sẽ trở nên khó khăn, thậm chí bệnh rất dễ bị tái phát.

3 phương pháp áp dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện nay được các chuyên gia đánh giá cao trong công tác điều trị bệnh cơ xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nói riêng có thể kể đến:

Phương pháp nội khoa trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đối với phương pháp nội khoa, người bệnh sẽ sử dụng thuốc giảm đau, dãn cơ và các loại Vitamin nhóm B. Tuy nhiên phương pháp này lại mang nhược điểm gây chảy máu dạ dày, suy gan thận, rối loạn chuyển hóa khác.

Điều trị bằng phương pháp Vật lý trị liệu

Phương pháp Vật lý trị liệu đang trở thành phương pháp thông dụng hiện nay khi không chỉ mang lại những hiệu quả tích cực trong điều trị mà còn giúp người bệnh tránh khỏi nỗi sợ do đau.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp laser.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp laser.

Phương pháp Vật lý trị liệu bao gồm:

Phương pháp nhiệt: đây là phương pháp có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như: Hồng ngoại, đắp Paraphin, chườm ngải cứu hat tắm ngâm suối bùn nóng.

Kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số ( TM300/ ST101 / …): Đây không chỉ là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà còn điều trị thoái hóa cột sống nhờ tạo ra áp lực lòng đĩa đệm nhằm giải nén, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hưởng tâm trở về vị trị ban đầu. Đồng thời tăng cường chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm tải tạo tổ chức.

Tuy nhiên đối với phương pháp này cần phụ thuộc vào mức độ bệnh tật, tuổi tác, cơ địa mà bác sĩ, Kỹ thuật viên chuyên khoa vật lý trị liệu sẽ quyết định kế hoạch, phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điện trị liệu: bao gồm sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu, chống viêm giảm đau, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề. Nhờ dòng xung điện mà các thần kinh cơ được kích thích, giúp tăng cường chuyển hóa và giảm đau nhanh chóng. Bên cạnh đó dòng Gavanic và Faradic góp phần làm tăng cường quá trình khư cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương.

Sử dụng lasre: Đây là phương pháp giúp làm mềm, chống viêm, giảm đau và tải tạo tổ chức.

Siêu âm: Đây là phương pháp giúp chống viêm, giảm đau, làm mềm tổ chức xơ sẹo trong sâu, tăng tải tạo tổ chức, tăng cường chuyển hóa nên được áp dụng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đây là phương pháp được áp dụng khi điều trị Vật lý trị liệu kết hợp với Nội khoa bị thất bại, bệnh nhân đau nhiều có hội chứng đuôi ngựa. Phương pháp mổ hiện nay bao gồm: Mổ hở – Mổ giảm áp bằng Lasre – Mổ đông cứng đĩa đệm bằng sóng Radio. Tỉ lệ thành công phụ thuộc vào khối thoát vị  tuổi tác kết quả rất hạn chế  thường thì tải phát đau từ 3tháng đến 2 năm.

Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống hiện nay thường áp dụng điều trị bảo tồn bằng phương pháp Vật lý trị liệu sẽ phục hồi tư 80- 90%  sau 4 – 6 tuần trị liệu. Tuy nhiên dù thế nào người bệnh cũng cần khám sức khỏe định kỳ và đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh.

Bích Nhuần – benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới