Bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không?

Tôi bị thoát vị đĩa đệm khá nặng, đợt này tôi muốn đi bộ tập thể dục như trước khi mắc bệnh thì có được hay không và có ảnh hưởng gì đến điều trị hay không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo những thông tin mà Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp thì chứng bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cơ xương khớp phổ biến nhất ở người trưởng thành, chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số.

Bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không?

Bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không?

Thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm

Đối với những năm trước đây, bệnh chủ yếu xuất hiện ở những người cao tuổi, thì ngày nay do thói quen sinh hoạt, làm việc không đúng nên số lượng những người trẻ tuổi mắc bệnh lý này tăng lên nhanh chóng. Có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của các Bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh nhân cần có chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý nhằm đẩy nhanh tiến độ hồi phục.

Bệnh nhân mắc chứng thoát vị đĩa đệm có đi bộ hay không là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo quan điểm của Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đi bộ là một loại hình thể dục đơn giản, giúp tăng cường sức khoẻ cũng như tính dẻo dai và linh hoạt của các khớp, đây cũng là bài tập vận động đơn giản mà bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm nên thực hiện. Tuy nhiên, đối với những người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm khi áp dụng phương pháp thể dục này cần tuân thủ một số nguyên tắc để có thể đạt kết quả tốt nhất.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cơ xương khớp phổ biến

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cơ xương khớp phổ biến 

Bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không?

Để thực hiện vận động bằng phương pháp đi bộ có hiệu quả nhất, bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm nên thực hiện như sau: Khi đi bộ bệnh nhân nên nhìn thẳng về phía trước, để toàn thân thư giãn, thả lỏng 2 tay. Cố gắng giữ thẳng người khi đi, đừng chúi ra phía trước hoặc ngửa về phía sau quá nhiều, hai tay vung vẩy biên độ vừa phải, nhẹ nhàng để các cơ vùng lưng và cột sống giãn ra một cách tối đa. Lưu ý, khi chân tiếp đất, phải bắt đầu từ phần gót bàn chân sau đó mới đến bàn chân.

Khi đi bộ, bệnh nhân không nên mang theo hoặc cầm nắm bất cứ vật gì trên tay (kể cả đồ ăn, thức uống hoặc dắt em bé theo) vì không những làm chi phối tâm trí mà còn khiến sai lệch tư thế khi vung vẩy 2 tay không thoải mái và đều đặn. Khi đi bộ, bệnh nhân cũng nên thở tự nhiên theo nhịp thở bình thường của mình, đừng gắng sức thở theo nhịp này nhịp kia hay theo các kĩ thuật nào. Nếu có điều kiện bạn nên thay đổi các lộ trình khác nhau, tránh nhàm chán phong cảnh. Để tâm trí được thư giãn, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên bàn chuyện công việc, gia đình hay sử dụng các thiết bị giải trí như nghe nhạc…

Bệnh nhân cần đi bộ đúng nguyên tắc để hạn chế tổn thương vùng cột sống

Bệnh nhân cần đi bộ đúng nguyên tắc để hạn chế tổn thương vùng cột sống

Khi đi bộ đúng cách sẽ giúp bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,… tăng cường độ dẻo dai cơ bắp, giúp các khớp vận động tốt, hệ tuần hoàn lưu thông nhịp nhàng, giúp tinh thần thoải mái, rất tốt cho các người bị bệnh về cột sống và hạn chế tối đa các bệnh lý tim mạch…

Hy vọng qua bài viết này, bệnh nhân mắc chứng thoát vị đĩa đệm đã hiểu hơn về bệnh và tự trả lời cho mình câu hỏi, có nên đi bộ hay không và nắm được các nguyên tắc khi tiến hành đi bộ hàng ngày.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới