Những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout

Bệnh Gout là một căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, vì thế các chuyên gia Y tế đã đưa ra một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho những đối tượng này.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Gout là một loại viêm khớp thường gặp khi nồng độ acid uric cao, hình thành tinh thể hình kim sắc nhọn tại các mô khớp dẫn đến viêm, đau và sưng. Chế độ dinh dưỡng cho người bị gout có vai trò rất quan trọng giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn.

Những đối tượng dễ bị mắc bệnh Gout hiện nay

Những đối tượng dễ bị mắc bệnh Gout hiện nay

Những đối tượng dễ bị mắc bệnh Gout hiện nay

Trước đây, người ta cho rằng, chỉ nam giới tuổi trung niên mới là đối tượng dễ mắc bệnh gout. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có không ít thanh niên chưa đầy 30 tuổi đã mắc căn bệnh này, vì thế đối tượng mắc bệnh đã có phần trẻ hóa hơn trước và thường gặp ở một số đối tượng như:

  • Người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu purin: Người thường xuyên ăn nhiều thịt, hải sản và dùng đồ uống có đường sẽ khiến nồng độ acid uric tăng cao và gây ra cơn đau gout.
  • Người thường xuyên uống rượu, bia: Rượu có thể cản trở việc thận loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể, còn bia là thực phẩm giàu purin làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Chính vì vậy, người sử dụng nhiều bia, rượu sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.
  • Người thừa cân, béo phì: Nếu bị thừa cân, cơ thể sẽ sản xuất nhiều acid uric hơn và thận cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout: Nếu các thành viên khác trong gia đình bị bệnh gout thì bạn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này cao hơn so với người bình thường.
  • Người dùng thuốc điều trị: Một số loại thuốc điều trị như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, giảm đau cũng có thể làm acid uric máu tăng lên và hình thành cơn đau gout. Nếu bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc này thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài các đối tượng trên thì những đối tượng mắc bệnh chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch,… cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.

Những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout

Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng với người mắc bệnh gout. Chúng có thể khiến bệnh tiến triển tốt hơn hoặc xấu đi. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia dành cho người bị gout.

Những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout

Những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gout

Người mắc bệnh gout nên hạn chế thực phẩm giàu purin

Nguy cơ mắc bệnh gout trở nên nguy hiểm hơn do tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm chứa nhiều purin, bao gồm thịt, hải sản. Thực tế cũng cho thấy, bệnh gout thường tấn công người ăn nhiều thịt, hải sản. Chính vì vậy, các giảng viên đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bạn nên cẩn trọng với các thực phẩm chứa quá nhiều purin và sử dụng chúng một cách phù hợp.

Tăng cường bổ sung trái cây tươi

Trái cây không chỉ là thực phẩm tốt cho hệ tim mạch mà còn rất tốt với những người mắc bệnh gout vì chúng chứa rất ít purin. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số loại trái cây có lượng polyphenol cao. Đây là hoạt chất giúp giảm sự phân hủy purin thành acid uric và tăng đào thải chúng qua nước tiểu, hầu hết các loại trái cây đều tốt cho người bị tăng acid uric máu.

Mặt khác những loại trái cây chứa nhiều vitamin C như trái cây họ cam quýt, dâu tây và cà chua cũng mang đến nhiều lợi ích cho người mắc bệnh gout. Vì thế người bệnh có thể bổ sung thực phẩm này thường xuyên.

Có thể sử dụng sữa ít béo

Các sản phẩm từ sữa chứa lượng purin thấp và có khả năng tăng đào thải acid uric khỏi cơ thể. Vì thế thay vì các sản phẩm chứa nhiều chất béo thì mẹ có thể thay bằng các loại sữa tách béo, sữa không đường mỗi ngày giúp làm giảm đáng kể nồng độ acid uric khi đo ba giờ sau đó.

Uống đủ nước

Nhiều nghiên cứu cho thấy, người uống nhiều nước ít có nguy cơ mắc bệnh gout hơn. Một nghiên cứu từ năm 2009 cũng tiết lộ rằng, với mỗi ly nước tiêu thụ trong 24 giờ trước khi bị cơn đau gout tấn công, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau giảm xuống.

Nếu người bệnh gout thường xuyên phải tham gia các buổi tiệc tùng có thể lựa chọn thay thế các loại riệu bia bằng các loại riệu vang. Thực tế, rượu vang không ảnh hưởng đến lượng acid uric mà cơ thể sản xuất. Một lượng nhỏ rượu vang thậm chí có thể tác động tích cực đến tình trạng bệnh gout. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng dụng rượu vang thay cho bia ở trong các bữa tiệc. Ngoài ra người bệnh cần tăng cường luyện tập thể dục kết hợp các bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới