Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về cơ xương khớp nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng vận động mà còn tác động lên não bộ, làm tê liệt chi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Đau vùng thắt lưng cảnh báo bệnh gì?
- Nguy hại khôn lường khi sử dụng thuốc giảm đau xương khớp không đúng cách
- Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có khỏi không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Đĩa đệm được cấu tạo gồm nhân nhầy ở bên trong và bao xơ bọc bên ngoài, nằm giữa 2 đầu xương để giúp các khớp xương hoạt động ổn định và nhịp nhàng. Tuy nhiên khi nhân nhầy thoát khỏi bao xơ do chấn thương, thoái hóa, tuổi tác sẽ khiến các ống sống và các rễ thần kinh bị chèn ép gây đau nhức cột sống. Điều này được các chuyên gia gọi là bệnh học thoát vị đĩa đệm.
Thống kê hiện nay cho thấy có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, phổ biến từ 30 – 55 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Điều này cũng có nghĩa những người trẻ hoàn toàn có nguy cơ bị đau thoát vị đĩa đệm nếu lao động quá nặng nhọc hoặc làm việc sai tư thế, gặp chấn thương cột sống,…
Thoát vị đĩa đệm hiện có thoát vị đĩa đệm cột sống sổ, cột sống lưng và thắt lưng, trong đó thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng – nơi chịu tác động của lực vận động nhiều nhất và đây cũng là bộ phận có chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể, vì thế rất dễ gặp chấn thương, thoái hóa nhanh nhất.
Biểu hiện khi bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra trên nhiều vùng khớp xương khác nhau mà ở đó cột sống là nơi dễ mắc bệnh nhất, đặc biệt là đốt sống cổ và đốt sống lưng, thắt lưng. Ở mỗi vị trí sẽ có biểu hiện khác nhau, do đó bạn cần bổ sung kiến thức về biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống sổ, cột sống lưng và thắt lưng ngay dưới đây:
Biểu hiện chung của thoát vị đĩa đệm
Bệnh gây đau nhức lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, cơn đau có thể từ vùng cổ lan ra sau gáy, hai vai và xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay,… Bên cạnh đó người bệnh có cảm giác như bị kiến bò, kim châm, tê cóng tại vị trí cột sống bị chấn thương và có đĩa đệm bị thoát vị. Những cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, đau cột sống và đau rễ thần kinh, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi người là những điều khó có thể tránh khỏi khi bị thoát vị đĩa đệm.
Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Đối với cột sống cổ thì biểu hiện thoát vị đĩa đệm sẽ là những cơn đau nhức tại vùng sau gáy, 2 bả vai, có thể lan đến cả cánh tay. Những cơn đau nhức, tế này có thể khiến bạn mất cảm giác từng vùng ở cánh tay, cổ tay, bàn tay và các ngón tay.
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cơ lực của tay bị giảm, các hoạt động co duỗi tay gặp vấn đề như cầm nắm trở nên khó khăn hơn và mức độ đau nhức tăng lên hay giảm xuống dựa vào cử động của cánh tay,…
Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, thắt lưng
Một số biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, thắt lưng khá giống các bệnh về cơ xương khớp khác như đau tê nhức, mất cảm giác ở mông, chân, bàn chân. Đau vùng thắt lưng, cảm giác đau nhiều khi nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đi đại tiện khó có thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, cột sống lưng bị đau, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn và người bệnh có xu hướng đứng thẳng lưng hoặc vẹo về một bên để giảm đau nhức.
Khi thấy nhức biểu hiện trên thì người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hay các chuyên gia về bệnh cơ xương khớp để khám và xử lý kịp thời nếu được chẩn đoán mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả thì khám sức khỏe định kỳ chính là giải pháp bạn không nên bỏ qua.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net