Tìm hiểu về viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Viêm bao quy đầu là một trong những bệnh nam khoa thường gặp. Bệnh không chỉ bắt gặp ở những nam giới trưởng thành mà bệnh còn xuất hiện ở cả trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu của viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì?
- Món ăn bài thuốc dành cho người bệnh suy nhược cơ thể
- Vì sao người bị suy nhược cơ thể thường bị rụng tóc?
- Khi cơ thể suy nhược nên làm như thế nào?
Viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Bao quy đầu là bộ phận da nằm ở ngoài, đầu trên cùng để bao phủ và bảo vệ dương vật của nam giới. Ở trạng thái bình thường, bao quy đầu luôn ở trạng thái mềm mịn, không khô ráp do được điều hòa bởi chất dịch bôi trơn.
Nguyên nhân dẫn đến viêm bao quy đầu ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ như:
- Do bao quy đầu của trẻ phát triển bất thường từ sau khi sinh: trẻ bị dài hoặc hẹp bao quy đầu.
- Nhiều bệnh khác cũng có thể gây viêm quy đầu như hội chứng Reiter, bệnh lichen (li-ken) xơ teo.
- Ngoài ra, do ảnh hưởng của môi trường và hoạt động bên ngoài như thói quen vệ sinh bao quy đầu bàng ngày cho bé không đúng cách hay trong quá trình trẻ vui chơi, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm tại các khu vực hồ, ao, sông, suối.
Bác sĩ chuyên khoa da liễu hay tiết niệu chỉ cần quan sát đã có thể chẩn đoán nhưng thường cần làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân chính xác là nấm, vi khuẩn hay virus. Đôi khi cần làm sinh thiết da.
Dấu hiệu nhận biết bé bị viêm bao quy đầu
- Da bao quy đầu sưng tấy: Quan sát bằng mắt thường thấy phần dương vật bị sưng đỏ, có vết lở loét, hoặc nổi những mụn ti ti, mụn nước, lúc này trẻ không có biểu hiện gì ngoài quấy khóc; trẻ gãi liên tục ở bộ phận sinh dục. Bao quy đầu có thể xuất hiện mủ trắng.
- Trẻ e ngại việc đi tiểu: Vì những vết lở loét gây đau rát, xót nhất là khi dòng nước tiểu chảy ra, trẻ hay tiểu rắt, từng chút một, gây khó chịu cho trẻ.
- Nước tiểu của trẻ có màu vàng đục và khai nồng. Đôi khi có thể lẫn máu, trong trường hợp này phải đưa trẻ tìm ngay bác sĩ sớm.
- Triệu chứng toàn thân: Trẻ thường có biểu hiện như bỏ ăn, bỏ bú, cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, ngồi một chỗ, ít hoạt động, bên cạnh đó có nhiều trường hợp nóng sốt,…
- Quan nước tiểu của trẻ có màu vàng đục và khai nồng, đôi khi có thể lẫn máu tránh nhầm lẫn bệnh lý nội khoa khác.
Dấu hiệu nhận biết bé bị viêm bao quy đầu
Những lưu ý khi chăm sóc bao quy đầu cho trẻ
- Vệ sinh bao quy đầu
Da quy đầu rất dễ chăm sóc. Hãy tắm rửa sạch sẽ thường xuyên cho bé. Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn.
- Lộn bao quy đầu
Quá trình tách bao quy đầu và quy đầu đòi hỏi thời gian, phụ thuộc vào cơ thể mỗi bé.
- Vệ sinh bao quy đầu đã lộn được hoàn toàn
Trong vài năm đầu, chỉ cần thỉnh thoảng lộn bao và rửa phía dưới là đủ. Vệ sinh dương vật sau này sẽ trở thành một phần thói quen vệ sinh thân thể của trẻ, giống như việc gội đầu, đánh răng. Khi đến tuổi dậy thì, các em trai phải hiểu được tầm quan trọng của việc lộn da quy đầu và vệ sinh bên dưới một cách sạch sẽ hàng ngày.
Khi đã lộn được bao quy đầu:
- Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô.
- Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.
- Phụ huynh khi tắm cho con nên quan sát nếu thấy bé có những dấu hiệu bị hẹp bao quy đầu hoặc dài bao quy đầu thì bạn nên sớm đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm giải pháp điều trị hợp lý nhất cho trẻ.
- Khi có bất cứ dấu hiệu và triệu chứng viêm quy đầu đều cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị tránh để bệnh tình của bé nặng hơn bởi nếu bệnh để lâu không được chữa trị có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé sau này.
Theo benhlyxuongkhop.net: Nguyễn Thảo – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur