Phát hiện sớm để điều trị triệt để bệnh loãng xương

Loãng xương gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, điều trị loãng xương cần nhanh chóng và kịp thời để hạn chế những biến chứng của bệnh.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh Loãng xương (LX) đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chuyển hoá của bộ xương làm tổn thương cấu trúc của xương, giảm mật độ xương dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương ở người. Bệnh Loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng.

Phát hiện sớm để điều trị triệt để bệnh loãng xương

Phát hiện sớm để điều trị triệt để bệnh loãng xương

Một điều nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra là bệnh nhân đa số đều không biết mình mắc bệnh cho đến khi có biến chứng gãy xương, Gãy xương do bệnh Loãng xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi. Gãy xương do Bệnh Loãng xương có thể xảy ra ngay cả trong những hoạt động cơ bản hàng ngày khiến cho bệnh nhân đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Loãng xương

Bệnh nhân loãng xương có thể gặp một số các biểu hiện cơ bản như sau: bệnh nhân cảm thấy đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ…Thậm chí sẽ cảm thấy những cơn đau thực sự tại cột sống, đau lan theo khoang liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế,…tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân chủ quan khi thấy xuất hiện những dấu hiệu này.

Các Bác sĩ chuyên điều trị bệnh cơ xương khớp gọi loãng xương là tên ăn cắp thầm lặng, bệnh diễn biến âm thầm, hàng ngày bệnh nhân dần mất đi một lượng canxi nhất định trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương.

Loãng xương thường gặp ở những người có độ tuổi trung niên

Loãng xương thường gặp ở những người có độ tuổi trung niên

Điều trị bệnh loãng xương như thế nào mới có hiệu quả?

Mục tiêu quan trọng nhất của điều trị loãng xương là ngăn ngừa biến chứng gãy xương, ngăn ngừa tái gãy xương và bổ sung lượng canxi thiếu hụt cho xương Các thuốc điều trị bệnh loãng xương đang được áp dụng hiện nay có thể làm giảm 50% nguy cơ gãy xương. Nhưng để điều trị có hiệu quả thì việc phát hiện sớm, điều trị sớm, điều trị liên tục và đủ liệu trình (3 – 5 năm hoặc dài hơn) là điểm mấu chốt để điều trị loãng xương thành công.

Hiện nay chi phí lớn nhất điều trị loãng xương không phải là chi phí bổ sung lượng canxi cho cơ thể mà là chi phí điều trị biến chứng gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi (Chi phí này bao gồm: Chi phí nằm bệnh viện để điều trị gãy xương: Kết hợp xương, thay chỏm xương đùi, nẹp vít cột sống, thay đốt sống hay phục hồi chiều cao của đốt sống…), chi phí điều trị các biến chứng do nằm lâu ở người có tuổi bị gãy xương (vì phải bất động chỗ xương gẫy, vì không vận động được) như: Viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét tư thế… và chi phí cho các thuốc điều trị tích cực trong suốt quãng đời còn lại để ngăn ngừa gãy xương  tái phát.

Loãng xương có thể khiến bệnh nhân bị các chấn thương trong cuộc sống

Loãng xương có thể khiến bệnh nhân bị các chấn thương trong cuộc sống

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, hiện nay trên Lâm sàng áp dụng một số nhóm thuốc điều trị loãng xương như sau: Nhóm thuốc chống hủy xương; thuốc có tác dụng kép (vừa tăng tạo xương và chống hủy xương), thuốc tăng tạo xương và các nhóm  thuốc khác. Các thuốc này sẽ được các Bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng cho bệnh nhân tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe, khả năng dung nạp, các bệnh mắc kèm theo… của người bệnh.

Nguyên tắc quan trọng nhất của điều trị loãng xương chính là: Điều trị phải liên tục, phải dài hạn, mỗi liệu trình phải kéo dài ít nhất 3 năm, sau mỗi liệu trình bệnh nhân sẽ được đánh giá lại và thầy thuốc sẽ quyết định chế độ điều trị tiếp theo; luôn luôn kết hợp việc điều trị và các biện pháp; thay đổi lối sống và bảo đảm dinh dưỡng nêu trên.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới