Bị thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, vậy khi mắc căn bệnh này cần uống thuốc gì để mau khỏi bệnh?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm nên có rất nhiều người đang tìm hiểu các phương pháp điều trị căn bệnh này.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì?

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ ở mỗi đối tượng mà có thể áp dụng phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cho phù hợp để có thể sớm cải thiện tình trạng bệnh. Khi bệnh chưa có những biểu hiện nặng nề và diễn biến phức tạp thì có thể điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc Đông, Tây y khác nhau.

Thuốc Tây y điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thuốc Tây y sẽ là nhóm thuốc được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định và kê đơn khi người bệnh đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Một số loại thuốc Tây được chỉ định điều trị bệnh như:

  • Thuốc giảm đau: Đây chính là nhóm thuốc được đề cập tới đầu tiên mà Paracetamol là thuốc điển hình được lựa chọn để điều trị thoát vị đĩa đệm. Nếu Paracetamol không phù hợp với cơ địa người bệnh thì có thể Tramadol sẽ được chỉ định thay thế.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc nhóm này sẽ thường được sử dụng với liều lượng thấp với một số loại như Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen,… hay một số loại khác như Celecoxib, Etoricoxib,…
  • Tiêm Corticoid: Đây là một loại thuốc giảm đau cực mạnh nên sẽ chỉ được sử dụng trong những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nặng với những cơn đau nhức dai dẳng thường xuyên xuất hiện.

Bên cạnh các loại thuốc nói trên thì một số thuốc giãn cơ hay các thuốc bổ sung vitamin nhóm B cũng thường được sử dụng kết hợp để giúp rút ngắn thời gian điều trị. Theo đó phương pháp này cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Trên thực tế các loại thuốc Tây y có tác dụng làm giảm sưng đau rất nhanh, đồng thời đẩy lùi được tình trạng viêm nhiễm nhưng chúng lại có thể để lại các tác dụng phụ cho dạ dày, gan thận, gây ra các bệnh tiêu hóa… Vì thế người bệnh có thể cân nhắc các ưu nhược điểm và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tốt nhất cho mình.

Thuốc Tây y điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thuốc Tây y điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Đông Y

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng có thể chọn lọc những bài thuốc Đông y để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Bởi không phải cơ địa của bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng được thuốc Tây y. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc từ các nguyên liệu có trong vườn nhà sau đây:

Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt từ lâu đã là một loại dược liệu quý rất quen thuộc dùng để chữa các bệnh về cơ xương khớp trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi kết hợp lá lốt với một số loại thảo dược khác sẽ làm tăng thêm tác dụng cho bài thuốc. Bạn có thể lấy một nắm lá lốt tươi cùng với đinh lăng và xấu hổ mỗi vị 30 gram đem rửa thật sạch rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày. Kinh nghiệm từ dân gian cho thấy dùng đều đặn thì chỉ sau vài tuần đã thấy hiện tượng đau nhức giảm rõ rệt.

Bài thuốc từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước cũng chính là một loại thảo dược được biết đến với công dụng rất tuyệt vời trong việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Để thực hiện được bài thuốc này người bệnh cần chuẩn bị 30 gram cỏ xước; còn dền gai, chìa vôi, cỏ người, tầm gửi mỗi vị 20 gram. Các nguyên liệu này đều ở dạng khô, đem rửa lại để loại bỏ hết bụi bẩn. Cho vào ấm sắc chung với 1,5 lít nước trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 3 bát với nước thì tắt bếp, chia thuốc thành 3 lần uống. Nên uống đều đặn để nhận được kết quả tốt.

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Đông Y

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Đông Y

Ngoài 2 bài thuốc trên thì bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ cây chuối hột và nhiều các dược liệu Đông y khác. Cũng giống như các loại thuốc Tây y thì những bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm sẽ có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Vì thế bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp cho mình.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới