Vì sao người bị bệnh đái tháo đường dễ bị mắc các bệnh về thận?

Các chuyên gia cảnh báo các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường rất dễ bị biến chứng và chuyển sang mắc các bệnh thận ngày càng nguy hiểm. Vì sao thế?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

So với trước đây, y học hiện đại cũng đã tạo điều kiện và ứng dụng phát hiện bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường sớm hơn, ngăn ngừa được các biến chứng nặng nề của căn bệnh này. Đặc biệt, số người bị bệnh thận do biến chứng đái tháo đường ngày càng tăng.

Vì sao người bị bệnh đái tháo đường dễ bị mắc các bệnh về thận?

Vì sao người bị bệnh đái tháo đường dễ bị mắc các bệnh về thận?

Những dấu hiệu tổn thương thận ở bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường

Theo các chuyên gia về bệnh chuyển hóa có thể khẳng định dựa vào một số dấu hiệu điển hình của bệnh đái tháo đường có thể nhận thấy đó là biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường ở giai đoạn nặng. Cụ thể, thận to 140%, phù nề giãn rộng khoảng kẽ, dày màng đáy, xơ hoá cầu thận dạng nốt, tổn thương mạch máu của cơ thể. Các tổn thương thận đều xuất phát từ tiểu đường gây ra. Dưới đây là một số tổn thương phổ biến nhất mà bạn nên chú ý:

  • Tổn thương cầu thận: Xơ hóa mạch thận lan tỏa, tổn thương dạng nốt, xơ hóa màng đáy cầu thận, xơ hóa ổ.
  • Tổn thương mạch thận: Thoái hóa kính (hyalin hóa) lớp áo giữa mạch thận, xơ hóa mạch thận.
  • Tổn thương tổ chức kẽ thận: Thoái hóa kính ống lượn gần, lắng đọng phức hợp glycogen (hội chứng Armani-Ebstein), teo ống thận, xơ hóa kẽ thận.

Bệnh nhân mắc bệnh thận vì đái tháo đường cần chú ý điều gì?

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế thì bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường cần chú ý những điều dưới đây:

  • Lọc máu sớm hơn càng tốt: Chỉ định lọc máu khi mức lọc cầu thận dưới 10-15, đôi khi < 15-20 ml/phút/1,73m2. Nguyên nhân là do suy thận nhanh hơn, biến chứng tim mạch nhiều hơn, hội chứng ure nặng hơn, tổn thương mắt nặng hơn nên cần lọc máu nhanh hơn.
  • Hiệu quả lọc thấp hơn, màng bụng chóng suy, lỗ dò động tĩnh mạch AVF (Arterio Venous Fistula) chóng hỏng. Nhiều biến chứng hơn như nhiễm trùng, tăng huyết áp, hạ đường huyết…

Bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý để biết cách phòng ngừa nguy cơ bị biến chứng thận.

Bác sĩ khuyên nên làm gì để phòng ngừa biến chứng thận do đái tháo đường?

Chỉ cần bạn thực hiện đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ thì bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị biến chứng thận do đái tháo đường. Cụ thể như sau:

Bác sĩ khuyên nên làm gì để phòng ngừa biến chứng thận do đái tháo đường?

Bác sĩ khuyên nên làm gì để phòng ngừa biến chứng thận do đái tháo đường?

  • Kiểm soát tốt đường huyết cơ thể: Khi điều chỉnh đường huyết tốt có thể ngăn chặn được bệnh thận tiến triển một cách hiệu quả. Nghiên cứu tại Anh trên 3.867 bệnh nhân cho thấy, nếu điều trị tích cực và thực hiện chế độ ăn kiêng chặt chẽ giảm được 25% nguy cơ biến chứng bệnh thận. Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản nếu điều trị ổn định đường máu sẽ kéo dài thời gian bị biến chứng tới 6 năm. Các thuốc hay dùng là insulin, sulfourea. Cần chú ý một số thuốc điều trị bệnh đái tháo đường thải trừ qua thận, nên khi thận đã tổn thương có thể làm tăng các tác dụng phụ. Người bệnh cần được tư vấn điều trị cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Người bệnh cũng cần theo dõi sát nồng độ HbA1c vì đây cũng là xét nghiệm nói lên sự tương quan giữa tổn thương thận và điều chỉnh đường huyết để ngăn chặn quá trình biến chứng thận và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
  • Kiểm soát tốt huyết áp và đạm niệu: Thay đổi lối sống và chế độ ăn là phương thuốc hữu hiệu làm giảm bệnh đơn giản nhất. Bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh bao gồm: Không hút thuốc lá, giảm cân, chú ý tăng cường hoạt động thể lực, tập thể dục và sinh hoạt đều đặn. Chế độ ăn nhạt vừa phải, giảm mỡ không chỉ làm giảm huyết áp mà còn làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch khác. Mục đích hạ áp của người bệnh đái tháo đường là đưa con số xuống 120/80mmHg.
  • Các thuốc hay dùng là ức chế men chuyển đổi Angiotensin hay ức chế thụ thể ARB. Việc giảm huyết áp sẽ ngăn chặn nguy cơ biến chứng mạch máu lớn cũng như vi mạch và khống chế tốt huyết áp và đạm niệu sẽ làm chậm tiến triển bệnh thận đái tháo đường bị chậm lại.

Các biến chứng này cũng có thể gây ra các bệnh liên quan đến bệnh lý xương khớp, bệnh tim mạch sau này.

Bệnh thận do đái tháo đường có thể ngăn chặn bằng cách nào?

Bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để ngăn chặn sự phát triển của bệnh thận do đái tháo đường gây ra một cách hiệu quả nhất. Cụ thể với 2 biện pháp sau:

  • Biện pháp chính: Kiểm soát huyết áp (mục tiêu < 130/80mmHg, ưu tiên dùng thuốc ức chế men chuyển), kiểm soát đường huyết (HbA1c < 7%).
  • Biện pháp bổ sung: Điều trị rối loạn mỡ máu, không hút thuốc lá hay các chất kích thích khác hạn chế đạm trong chế độ ăn, giảm cân và tăng cường hoạt động thể lực.

Những nguyên nhân trên đã lý giải rõ về việc vì sao bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường dễ bị bệnh thận.

Trang Minh

 

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới