- Vì sao phụ nữ dễ bị loãng xương hơn đàn ông?
- Chỉ uống sữa có phòng được bệnh loãng xương?
- Làm thế nào để bảo vệ xương khớp chắc khỏe?
Bệnh loãng xương hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ chế độ ăn uống
Bệnh loãng xương là một bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây nên bệnh đã phần là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Bệnh loãng xương tuy không quá nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng chúng có thể là nguyên nhân khiến xương dễ gẫy, chân tay thường xuyên đi đau mỏi, nhức, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc lúc cơ thể về già. Vì thế việc điều trị bệnh loãng xương là điều vô cùng cần thiết.
Thay đổi chế độ ăn uống cho người bị loãng xương
Thực tế bệnh loãng xương sẽ được cải thiện và khỏi hoàn toàn nếu cơ thể chúng ta áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo. Một chế độ ăn uống cần thiết với người mắc bệnh loãng xương là bổ sung nhiều sản phẩm làm từ sữa, bơ, phomat. Lượng sữa cần thiết mỗi ngày từ 500 đến 1.000 ml. Ngoài ra, cần tận dụng các nguồn thực phẩm giàu canxi khác như: tôm, cua, cá, ốc, các loại rau xanh và trái cây đậm màu.
Để thức ăn không bị mất chất tốt nhất chúng ta nên chế biến dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên rán, ninh. Bên cạnh đó chế độ ăn này cần được kéo dài và duy trì thường xuyên có như thế xương mới được chắc khỏe. Ngoài những thức ăn cần thiết cho hệ phát triển xương khớp chúng ta cũng cần tránh xa các thói quen gây ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa canxi như: uống nhiều rượu, bia, cafe, hút thuốc, ăn kiêng quá mức, thụ động, ít vận động thể lực…
Người mắc bệnh loãng xương cần được chú trọng đặc biệt vào chế độ ăn uống
Chế độ sinh hoạt
Bệnh loãng xương được coi là nguyên nhân gây nên các bệnh đau lưng, thoái hóa khớp, cơ xương khớp… Vì thế bên cạnh việc bổ sung một chế độ ăn uống lành mạnh chúng ta cũng cần tập thể dục thường xuyên cũng như vận động chân tay, nghỉ ngơi… phù hợp với từng lứa tuổi. Việc vận động đều đặn ngoài trời sẽ giúp cho hệ xương khớp được chắc khỏe, hệ cơ bắp dẻo dai, tinh thần sảng khoái và minh mẫn.
Một số môn thể theo tốt cho xương khớp như bơi lội, cầu lông, đi bộ, đạp xe…
Chế độ dùng thuốc
Thuốc giảm đau chỉ dùng khi cần thiết, tùy mức độ có thể dùng các thuốc giảm đau đơn thuần như Paracetamol hay dùng Calcitonine xịt mũi hoặc tiêm bắp cho các trường hợp đau nặng sau gãy xương (thuốc này vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau do loãng xương). Tránh lạm dụng các thuốc kháng viêm giảm đau, đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm chứa Corticosteroides, sẽ làm cho tình trạng loãng xương nặng thêm và khó kiểm soát.
Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc để ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương và kích thích hoạt động của các tế bào sinh xương theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc. Hiện nay, đã có nhiều loại thuốc điều trị loãng xương thông qua việc ức chế hoạt động của tế bào hủy xương, hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng để điều trị được bệnh loãng xương chúng ta cần duy trì được chế độ ăn uống và thể dục thể thao trong thời gian ít nhất 2 năm. Vì thế chúng ta cần nghiêm túc cũng như chuẩn bị tinh thần và chi phí để điều trị bệnh loãng xương cũng như các bệnh cơ xương khớp về sau.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net