Bệnh loãng xương hay còn gọi là loãng xương là một bệnh thuộc về bệnh cơ xương khớp rất nguy hiểm mà chúng ta dễ mắc phải. Sau đây là những thông tin cần thiết cho tất cả mọi người để phòng chống cũng như chữ trị căn bệnh này.

Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loãng xương, tuy nhiên có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Tuổi

Tuổi càng cao, mật độ xương càng giảm, hiện tượng mất xương theo tuổi đời đã được nhiều nhà khoa học nghiêu cứu chứng minh. Điều này do chức năng của tạo cốt bào suy giảm và suy giảm hấp thu canxi ở ruột, giảm tái hấp thu canxi ở ống thận.

Dinh dưỡng

Chế độ ăn không đầy đủ canxi sẽ ảnh hưởng đến sự đạt đỉnh khối lượng xương và sự mất xương sau này. Chế độ ăn nhiều phospho mà hàm lượng canxi thấp không tương xứng cũng sẽ đưa đến giảm mật độ xương.

Vận động

Vận động là một việc cần thiết để duy trì mô xương, giảm vận động ở người lớn tuổi cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương. Ngượi lại, sự giảm vận động dẫn tới mất xương nhanh.

Cân nặng

Theo thông tin Y tế mới nhất cho biết, ở những người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn, và tần suất gãy cổ xương đùi và lún xẹp đốt sống thắt lưng do loãng xương cao hơn. Ngược lại, cân nặng cao là yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi mất xương thông qua việc tăng tạo xương.

Chiều cao

Cũng giống như cân nặng, chiều cao cũng ảnh hưởng đến mật độ xương. Những người tầm vóc thấp bé có khối lượng xương thấp nguy cơ loãng xương cao hơn.

Các vitamin và khoáng chất:

Thiếu vitamin C, thiếu phospho hoặc nguyên nhân khác cản trở sự vô cơ hóa của chất tiền xương, cũng có thể sinh ra còi xương hoặc nhuyễn xương. Trong một vài điều kiện đặc biệt, thiếu vitamin và khoáng chất gây loãng xương do tăng hủy xương và giảm tạo xương.

Các yếu tố khác

Một số yếu tố như sử dụng một số thuốc (glucocorticoid, heparin…), uống rượu, hút thuốc lá, số lần sinh đẻ… đều có ảnh hưởng tới mật độ xương.

Các bệnh lý ảnh hưởng tới loãng xương

Một số bệnh như: cường giáp, cường cận giáp, Cushing, đái tháo đường, sau cắt dạ dày, ruột, suy thận, xơ gan, suy giáp,…. cũng có thể dẫn tới bệnh loãng xương

Biểu hiện của bệnh loãng xương

Đau xương

Đau nhức các đầu xương và có cảm giác như châm chích toàn thân. Đau nhiều lần nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.

Gãy xương

Cổ tay, xương hông, cổ xương đùi do giảm mật độ xương làm xương dễ gãy.

Khó cử động

Khi đau nhiều các cơ cạnh cột sống sẽ co cứng, nên bệnh nhân khó thực hiện các động tác như: cúi, ngửa, nghiêng người, quay người, cột sống như cứng đờ.

Các biểu hiện khác

Dấu hiệu loãng xương thường gặp là hay bị chuột rút, vọp bẻ, thường ra mồ hôi, đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở.

Thường gặp kèm theo các rối loạn khác của tuổi già (béo bệu, giãn tĩnh mạch chân, thoái hóa khớp, cao huyết áp, vữa xơ mạch máu…).

Biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ ( ngã, đi xe đường quá sóc…), có thể xuất hiện từ từ tăng dần.